ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG BẰNG THANG ĐIỂM HEARTQOL CHO BỆNH NHÂN CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH QUA DA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định đặc điểm và một số yếu tố liên quan đến chất lượng sống của người bệnh sau can thiệp động mạch vành (ĐMV) qua da bằng thang điểm HeartQoL tại Bệnh Viện Tim Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: mô tả tiến cứu theo dõi dọc 150 người bệnh can thiệp ĐMV qua da tại Bệnh Viện Tim Hà Nội từ 1/6/2020 đến 28/2/2021, sử dụng thang điểm HeartQoL để đánh giá chất lượng cuộc sống (CLCS) tại các thời điểm nghiên cứu. Kết quả: Tuổi trung bình là 63.7 ± 10 tuổi. Tỉ lệ giới nam (66.7%). Điểm trung bình CLCS theo thang điểm HeartQoL tại các thời điểm sau can thiệp (từ 2.1 ± 0.4 đến 2.5 ± 0.3) cao hơn, có sự khác biệt so với trước can thiệp (1.9 ± 0.5) p<0.001. Điểm CLCS thuộc lĩnh vực thể chất (1.9 ± 0.4 đến 2.4 ± 0.4) p< 0.05, điểm thuộc lĩnh vực cảm xúc (2.7 ± 0.4 đến 2.8 ± 0.3) cao hơn lĩnh vực thể chất và cải thiện theo thời gian p<0.05. Còn đau ngực sau can thiệp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc của người bệnh. Tình trạng suy tim khó thở theo NYHA có điểm CLCS thấp hơn bệnh nhân không có triệu chứng, nữ giới thấp hơn nam giới. Tuổi < 60 tuổi, bệnh nhân có trình độ học vấn cao có điểm CLCS cao hơn (p<0,05). Kết luận: CLCS của người bệnh tốt nhất sau sáu tháng can thiệp ĐMV qua da. Các yếu tố ảnh hưởng đến CLCS bao gồm: giới tính, trình độ học vấn, nhóm tuổi, còn tình trạng đau ngực và suy tim sau can thiệp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chất lượng cuộc sống, HeartQoL, can thiệp động mạch vành qua da
Tài liệu tham khảo
2. Darvishpour, A., et al.(2017), Factors associated with quality of life in patients undergoing coronary angioplasty. Int J Health Sci (Qassim). 11(4): p. 35-41.
3. Yinko, S.S.L.L., et al.(2014), Health 2010; Related Quality of Life in Premature Acute Coronary Syndrome: Does Patient Sex or Gender Really Matter? 3(4): p. e000901.
4. Jankowska-Polańska, B., et al.(2016), Sex differences in the quality of life of patients with acute coronary syndrome treated with percutaneous coronary intervention after a 3-year follow-up. Patient Prefer Adherence, 10: p. 1279-87.
5. Li, R., et al.(2012), Quality of life after percutaneous coronary intervention in the elderly with acute coronary syndrome. International Journal of Cardiology, 155(1): p. 90-96.
6. Shan, L., A. Saxena, and R. McMahon (2014), A systematic review on the quality of life benefits after percutaneous coronary intervention in the elderly. Cardiology, 129(1): p. 46-54.
7. Yazdani-Bakhsh, R., et al. (2016), Comparison of health-related quality of life after percutaneous coronary intervention and coronary artery bypass surgery. ARYA Atheroscler, 12(3): p. 124-131.
8. Holubkov, R., et al.(2002) Angina 1 year after percutaneous coronary intervention: A report from the NHLBI Dynamic Registry. American Heart Journal, 144(5): p. 826-833.
9. Ben‐Yehuda, O., et al.(2016), Angina and associated healthcare costs following percutaneous coronary intervention: a real‐world analysis from a multi‐payer database. 88(7): p. 1017-1024.