NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHỈ SỐ TƯƠNG HỢP THẤT TRÁI – ĐỘNG MẠCH VỚI MỘT SỐ THÔNG SỐ SIÊU ÂM TIM Ở NGƯỜI MẮC BỆNH THẬN MẠN TÍNH GIAI ĐOẠN CUỐI

Trần Đức Hùng1,, Phạm Vũ Thu Hà1, Nguyễn Thị Thanh Hải1
1 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa chỉ số tương hợp thất trái - động mạch (Ventricular Arterial Coupling - VAC) với một số thông số siêu âm tim ở người mắc bệnh thận mạn tính (BTMT) giai đoạn cuối. Đối tượng và phương pháp: Gồm 2 nhóm: Nhóm nghiên cứu: gồm 67 BN được chẩn đoán BTMT giai đoạn cuối, đang điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 10/2022 đến tháng 12/2023. Nhóm đối chứng: 32 đối tượng khỏe mạnh, không có bệnh lý tim mạch kèm theo. Kết quả: VAC của nhóm BTMT (3,16 ± 0,94 mmHg/ml và 0,72 ± 0,19) cao hơn nhóm chứng (2,76 ± 0,75mmHg/ml và 0,6 ± 0,08) (p=0,04 và p=0,003). VAC ở nhóm Dd ³ 50 mm cao hơn so với nhóm Dd < 50 mm (0,76 ± 0,22 và 0,69 ± 0,17, p = 0,02). VAC nhóm Ds ³ 35 mm cũng cao hơn có ý nghĩa so với nhóm Ds < 35 mm (0,84 ± 0,23 và 0,67 ± 0,16, p < 0,01). VAC có tương quan thuận mức độ vừa với GLS (r=0,42, p < 0,001). VAC ở nhóm GLS bình thường thấp hơn nhóm GLS giảm có ý nghĩa. VAC của nhóm EF < 50% cao hơn nhóm EF ≥ 50% (0,98 ± 0,21và 0,68 ± 0,16, p < 0,01). Kết luận: VAC ở bệnh nhân thận mạn tính cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng. Khi thất trái giãn, VAC càng tăng. VAC cũng có mối tương quan thuận với GLS. EF càng giảm, còn VAC lại càng tăng, thể hiện sự bất tương hợp giữa thất trái và động mạch.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chen C.H., Fetics B., Nevo E. et al. (2001). Noninvasive single-beat determination of left ventricular end-systolic elastance in humans, Journal of the American College of Cardiology, 38(7): 2028-2034.
2. Marwick T.H., Gillebert T.C., Aurigemma G. et al. (2015). Recommendations on the use of echocardiography in adult hypertension: a report from the European Association of Cardiovascular Imaging (EACVI) and the American Society of Echocardiography (ASE), European Heart Journal-Cardiovascular Imaging, 16(6): 577-605.
3. Lane A.D., Wu P.-T., Kistler B. et al. (2013). Arterial stiffness and walk time in patients with end-stage renal disease, Kidney and Blood Pressure Research, 37(2-3): 142-150.
4. Nguyễn Thị Vân Anh, Bùi Thuỳ Dương, Lương Công Thức (2016). Nghiên cứu đặc điểm của chỉ số tương hợp thất trái - động mạch bằng phương pháp siêu âm tim ở người bình thường. Y học Việt Nam, 446(9): 253 - 257.
5. Cheng H.M, Yu W.C., Sung S.H., et al. (2008). Usefulness of systolic time intervals in the identification of abnormal ventriculo-arterial coupling in stable heart failure patients. European Journal of Heart Failure, 10(12): 1192–200.
6. Lanoye L., Segers P., Tchana-Sato V., et al. (2007). Cardiovascular haemodynamics and ventriculo-arterial coupling in an acute pig model of coronary ischaemia–reperfusion. Exp Physiol, 92(1): 127–137
7. Milewska A., Minczykowski A., Krauze T., et al. (2016). Prognosis after acute coronary syndrome in relation with ventricular–arterial coupling and left ventricular strain. International Journal of Cardiology, 220:343-8.
8. Sikora-Frac M., Zaborska B., Maciejewski P., et al. (2019). Improvement of left ventricular function after percutaneous coronary intervention in patients with stable coronary artery disease and preserved ejection fraction: Impact of diabetes mellitus. Cardiology Journal, 1-17. DOI: 10.5603/CJ.a2019.006