THỰC TRẠNG SỨC KHOẺ TÂM THẦN VÀ RỐI LOẠN TÌNH DỤC Ở CÁC CẶP VỢ CHỒNG ĐIỀU TRỊ VÔ SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng sức khoẻ tâm thần và các rối loạn tình dục ở các cặp vợ chồng điều trị vô sinh tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản Quốc gia, Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 159 cặp vợ chồng đến điều trị vô sinh tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia, Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2024. Để đánh giá sức khoẻ tâm thần chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi DASS-21. Để đánh giá về rối loạn tình dục chúng tôi sử dụng bộ công cụ FSFI cho vợ và PEDT, IIEF cho chồng. Kết quả: Tuổi trung bình của vợ là 32,3±5,1 tuổi. Tuổi trung bình của chồng là 35,8±5,8 tuổi. Tỷ lệ người vợ có dấu hiệu lo âu, trầm cảm, stress lần lượt là 24,5%, 13,8% và 8,8%. Tỷ lệ người chồng có dấu hiệu lo âu, trầm cảm, stress lần lượt là 11,9%, 7,5% và 3,8%. Tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn chức năng tình dục chiếm tỷ lệ lớn với 57,9%. Tỷ lệ người chồng có rối loạn cương dương chiếm tỷ lệ 10,7%. Tỷ lệ người chồng có xuất tinh sớm chiếm tỷ lệ 11,9%. Kết luận: Các vấn đề về sức khoẻ tâm thần như lo âu, trầm cảm, stress vẫn chiếm một tỷ lệ nhất định trong quần thể những cặp vợ chồng vô sinh. Tần suất gặp các rối loạn tình dục ở nữ chiếm hơn 50% tuy nhiên các rối loạn tình dục ở chồng như rối loạn cương dương và xuất tinh sớm chiếm tỷ lệ thấp hơn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sức khoẻ tâm thần, rối loạn tình dục, vô sinh, bệnh viện Phụ sản Trung ương, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia
Tài liệu tham khảo

2. Khalesi, Z.B. and F.J. Kenarsari, Anxiety, depression, and stress: a comparative study between couples with male and female infertility. BMC Women's Health, 2024. 24(1).

3. Wang, J.Y., et al., Sexual Function, Self-Esteem, and Quality of Life in Infertile Couples Undergoing in vitro Fertilization: A Dyadic Approach. Psychol Res Behav Manag, 2022. 15: p. 2449-2459.

4. Negris, O., et al., Emotional stress and reproduction: what do fertility patients believe? J Assist Reprod Genet, 2021. 38(4): p. 877-887.

5. Trần Nguyệt Quyên, L., T. Quang Huy, and T. Việt Dũng, thực trạng lo âu, trầm cảm và yếu tố liên quan ở các cặp vợ chồng điều trị hiếm muộn tại khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh kiên giang năm 2021. tạp chí y học việt nam, 2022. 513(1).

6. Nelson, C.J., et al., Prevalence and predictors of sexual problems, relationship stress, and depression in female partners of infertile couples. J Sex Med, 2008. 5(8): p. 1907-14.

7. Ho, T.T.T., et al., Psychological burden in couples with infertility and its association with sexual dysfunction. 2020. 38(1): p. 123-133.

8. Drosdzol, A. and V. Skrzypulec, Evaluation of marital and sexual interactions of Polish infertile couples. The journal of sexual medicine, 2009. 6(12): p. 3335-3346.

9. Lewis, R.W., et al., Definitions/epidemiology/ risk factors for sexual dysfunction. The journal of sexual medicine, 2010. 7(4_Part_2): p. 1598-1607.

10. Pakpour, A.H., et al., Prevalence and risk factors of the female sexual dysfunction in a sample of infertile Iranian women. Arch Gynecol Obstet, 2012. 286(6): p. 1589-96.
