KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI MỌC KẸT VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI TÌNH TRẠNG SƯNG, KHÍT HÀM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật răng khôn hàm dưới mọc kẹt chưa được nghiên cứu nhiều tại Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát chất lượng cuộc sống bệnh nhân sau phẫu thuật răng khôn hàm dưới mọc kẹt với thang đo về mức độ trầm trọng sau phẫu thuật (Postoperative Symptom Severity Scale – PoSSe) và đánh giá mối liên quan của kết quả thang đo với các triệu chứng sưng, khít hàm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên 64 bệnh nhân đến để phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới mọc kẹt thỏa các tiêu chí chọn mẫu và tiêu chí loại trừ. Người tham gia được ghi nhận các thông tin về đặc điểm dịch tễ, bao gồm: tuổi, giới tính, phần hàm, và thời gian phẫu thuật. Trước phẫu thuật, nghiên cứu viên đo đạc các kích thước mặt (A, B, C) và độ há miệng. Tại ngày 2 sau phẫu thuật, người tham gia quay lại tái khám và đo các thông số trên. Tại ngày 7, người tham gia nghiên cứu tiến hành trả lời thang đo PoSSe. Số liệu được ghi nhận và tiến hành phân tích với phần mềm xử lý JASP. Kết quả: Tại thời điểm ngày 2 sau phẫu thuật, các kích thước A (107,88 ± 7,66 so với 110,34 ± 7,49), B (103,16 ± 7,05 so với 105,94 ± 6,96) và C (149,42 ± 9,26 so với 153,06 ± 8,81) đều tăng có ý nghĩa thống kê so với ngày 0, với p < 0,001. Tương tự, độ há miệng tại ngày 2 giảm có ý nghĩa thống kê (451,39 ± 67,48 so với 367,34 ± 120,23), với p < 0,001. Về kết quả thang đo PoSSe, ở các yếu tố đều ghi nhận sự tác động của phẫu thuật lên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trong đó, yếu tố ăn nhai, đau và cản trở hoạt động hàng ngày bị tác động rõ ràng hơn các yếu tố còn lại. Ghi nhận sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa sự thay đổi kích thước C và yếu tố diện mạo, thay đổi độ há miệng và yếu tố buồn nôn. Kết luận: Phẫu thuật răng khôn hàm dưới mọc kẹt có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân, đặc biệt là trong vấn đề ăn nhai, đau và cản trở hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, mối liên quan giữa triệu chứng sưng, khít hàm với kết quả thang đo PoSSe cần được nghiên cứu thêm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
chất lượng cuộc sống, PoSSe, phẫu thuật răng không hàm dưới mọc kẹt, khít hàm
Tài liệu tham khảo


2. Ogden GR, Bissias E, Ruta DA, Ogston S. Quality of life following third molar removal: a patient versus professional perspective. Br Dent J. 1998/10// 1998;185(8): 407-410. doi:10.1038/sj. bdj.4809827


3. Ruta DA, Bissias E, Ogston S, Ogden GR. Assessing health outcomes after extraction of third molars: the postoperative symptom severity (PoSSe) scale. British Journal of Oral and Maxillofacial Surgery. 2000/10/01/ 2000;38(5): 480-487. doi:https://doi.org/10.1054/ bjom.2000.0339


4. Le SH, Tonami K, Umemori S, et al. Relationship between preoperative dental anxiety and short-term inflammatory response following oral surgery. Australian Dental Journal. 2021/03/01 2021;66(1):13-19. doi:https://doi. org/10.1111/adj.12796


5. Üstün Y, Erdoǧan Ö, Esen E, Karsli ED. Comparison of the effects of 2 doses of methylprednisolone on pain, swelling, and trismus after third molar surgery. Oral Surgery, Oral Medicine, Oral Pathology, Oral Radiology and Endodontics. 2003;96(5): 535-539. doi:10.1016/ S1079-2104(03)00464-5


6. Savin J, Ogden GR. Third molar surgery—a preliminary report on aspects affecting quality of life in the early postoperative period. British Journal of Oral and Maxillofacial Surgery. 1997/08/01/ 1997;35(4):246-253. doi:https://doi. org/10.1016/S0266-4356(97)90042-5


7. Zheng X, Zhao J, Wang Z, et al. Postoperative online follow-up improves the quality of life of patients who undergo extraction of impacted madibular third molars: a randomized controlled trial. Clinical Oral Investigations. 2021/03/01 2021; 25(3): 993-999. doi:10.1007/s00784-020-03388-0


8. Ogundipe O, Njokanma A. Comparison of Post-Operative Symptom Severity (PoSSe) Scores in patients undergoing Mandibular Third Molar surgery in Ile-Ife, Nigeria. Annals of Health Research. 06/01 2019;5:29-35. doi:10.30442/ ahr.0501-4-34

