ĐÁNH GIÁ KÍCH THƯỚC ỐC TAI TRÊN CẮT LỚP VI TÍNH TRONG PHẪU THUẬT CẤY ỐC TAI ĐIỆN TỬ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích: Mô tả đặc điểm kích thước của ốc tai bình thường và dị dạng trên cắt lớp vi tính (CLVT) ứng dụng trong phẫu thuật (PT) cấy ốc tai điện tử (OTĐT). Phương Pháp: Nghiên cứu mô tả kích thước ốc tai bình thường và dị dạng trước phẫu thuật (PT) cấy OTĐT. Tai trong được đánh giá trên CLVT và cộng hưởng từ (CHT), kích thước ốc tai được đánh giá trên CLVT độ phân giải cao. Kết quả: nghiên cứu gồm 166 bệnh nhân (BN) với 332 tai trong đó có 170 tai dị dạng tai trong. Nhóm không dị dạng tai trong có đường kính (ĐK) ngang trung bình vòng đáy ốc tai là 9,03±0,32mm. Thiểu sản ốc tai và dị dạng phân chia không hoàn toàn Type III có kích thước ốc tai nhỏ nhất với ĐK ngang vòng đáy lần lượt là 7,97±0,63mm và 7,99±0,5mm. Kết luận: Dị dạng tai trong có hình dạng và kích thước ốc tai đa dạng, với các dị dạng nặng như bất sản mê đạo, bất sản ốc tai, thiểu sản ốc tai Type 1 thì không thể cấy được OTĐT; với các dị dạng có thể cấy được OTĐT tuỳ theo loại dị dạng cần chọn điện cực phù hợp với kích thước và hình dạng ốc tai.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
kích thước ốc tai, cắt lớp vi tính, cấy ốc tai điện tử
Tài liệu tham khảo

2. Iseli, C., Adunka, O., and Buchman, C. (2016). Cochlear Nerve Deficiency. Pediatric Cochlear Implantation, Springer. p. 227-235.

3. Escude, B., James, C., Deguine, O., et al (2006). The size of the cochlea and predictions of insertion depth angles for cochlear implant electrodes. Audiol Neurootol, 11 Suppl 1: p. 27-33.

4. Nair, G., Vadivu, S., Sampathkumar, R., et al (2017). A Study of Anomalies of Cochlea and Cochlear Nerve in Children with Congenital Profound Hearing Loss–An Indian Perspective.

5. Agarwal, S.K., Singh, S., Ghuman, S.S., et al (2014). Radiological assessment of the Indian children with congenital sensorineural hearing loss. International journal of otolaryngology, 2014.

6. Sennaroğlu, L. and Tahir, E. (2020). A Novel Classification: Anomalous Routes of the Facial Nerve in Relation to Inner Ear Malformations. The Laryngoscope.

7. Giesemann, A.M., Kontorinis, G., Jan, Z., et al (2012). The vestibulocochlear nerve: aplasia and hypoplasia in combination with inner ear malformations. European radiology, 22(3): p. 519-524.

8. Meng, J., Li, S., Zhang, F., et al (2016). Cochlear size and shape variability and implications in cochlear implantation surgery. Otology & Neurotology, 37(9): p. 1307-1313.

9. Liu, Y.-K., Qi, C.-L., Tang, J., et al (2017). The diagnostic value of measurement of cochlear length and height in temporal bone CT multiplanar reconstruction of inner ear malformation. Acta oto-laryngologica, 137(2): p. 119-126.

10. Zahara, D., Dewi, R.D., Aboet, A., et al (2019). Variations in Cochlear Size of Cochlear Implant Candidates. International archives of otorhinolaryngology, 23(02): p. 184-190.
