ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, SIÊU ÂM VÀ KẾT CỤC THAI KỲ SAU KHI ỐI VỠ VỚI CỔ TỬ CUNG MỞ ≤3 CM

Nguyễn Quốc Tuấn1,, Nguyễn Đình Hào1,2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Phòng khám Đa khoa Hưởng Phúc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Vỡ ối tự nhiên là một hiện tượng bình thường của quá trình chuyển dạ nhưng là một trong những vấn đề quan trọng trong thực hành sản khoa. Đánh giá nguy cơ biến chứng do trì hoãn chấm dứt thai kỳ ở những trường hợp vỡ ối với cổ tử cung ≤3cm đóng vai trò rất quan trọng, từ đó giúp chỉ định phương pháp chấm dứt thai kỳ phù hợp. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá mối liên quan giữa một số yếu tố với phương pháp chấm dứt thai kỳ ở nhóm bệnh nhân trên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thai phụ có tuổi thai ≥ 37 tuần có ối vỡ khi cổ tử cung ≤ 3 cm, nhập viện và kết thúc thai kỳ tại Bệnh viện Phụ Sản TP. Cần Thơ. Phương pháp nghiên cứu là báo cáo loạt ca. Kết quả: Tỷ lệ mổ lấy thai sau khi ối vỡ là 43,3%. Đa số trong độ tuổi 25-34 tuổi (43 trường hợp, chiếm tỷ lệ 47,8%); tỷ lệ mổ lấy thai ở nhóm có độ tuổi < 35 cao hơn nhóm có độ tuổi ≥ 35 ([OR=1,91 CI 95% 0,34-10,06]; p = 0,44).  Đa số là con so (47 trường hợp, chiếm tỷ lệ 70,1%); tỷ lệ mổ lấy thai ở những trường hợp con so cao hơn những trường hợp con rạ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (OR = 4,17 CI 95% 1,21-14,36 với p=0,018). Có 18 trường hợp AFI ≤ 5 (chiếm tỷ lệ 20%). Tỷ lệ mổ lấy thai ở nhóm có Bishop ≤ 3 điểm khi ối vỡ cao gấp 3 lần nhóm có chỉ số Bishop ≥4 điểm với p=0,009. Kết luận: Chưa có con và chỉ số Bishop từ 0-3 có liên quan đến nguy cơ mổ lấy thai cao hơn ở những trường hợp ối vỡ có cổ tử cung ≤ 3 cm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ramirez-Montesinos, L., Downe, S. & Ramsden, A (2023), “Systematic review on the management of term prelabour rupture of membranes”, BMC Pregnancy Childbirth 23, 650 (2023). https://doi.org/10.1186/ s12884-023-05878-x
2. Nguyễn Hà Ngọc Uyên, Lê Trần Thanh Thảo và cộng sự (2021), “Nghiên cứu tình hình chấm dứt thai kỳ ở thai phụ trên 34 tuần có ối vỡ tại Bệnh viện Phụ Sản Thành phố Cần Thơ Năm 2021”, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở
3. Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Vân Anh (2018), “Nghiên cứu tình hình chấm dứt thai kỳ ở sản phụ có thai trên 36 tuần có vỡ ối tại Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ năm 2017-2018”. Luận văn tốt nghiệp đại học
4. Lê Thị Trang, Trần Doãn Tú, Nguyễn Thị Kim Anh (2023), “Nghiên cứu kết quả điều trị ối vỡ sớm ở thai phụ mang thai đủ tháng”, Tạp Chí Phụ sản, 20(4), 29-37. https://doi.org/10.46755/ vjog.2022.4.1409
5. Phiewphone, S., Phạm Bá Nha, Nguyễn Trường Giang. (2024). Nghiên cứu về chỉ định mổ lấy thai con so tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương. Tạp Chí Y học Việt Nam, 534(1). https://doi.org/10.51298/vmj.v534i1.8071
6. Malin Thorsell, Sven Lyrenäs, Ellika Andolf et al (2011). Induction of labor and the risk for emergency cesarean section in nulliparous and multiparous women Acta Obstetricia et Gynecologica ScandinavicaVolume 90, Issue 10 DOI: 10.1111/j.1600-0412.2011.01213.x
7. Barber EL, Lundsberg LS, Belanger K, Pettker CM, Funai EF, Illuzzi JL (2011). Cesarean delivery rates in nulliparous women: a multi-center cohort study Obstetrics & Gynecology DOI 10.1097/AOG.0b013e3181e9c6d3
8. Rothman KJ, Demissie S, Jackson DJ, Lang JM, Ecker JL. Epidural analgesia and risks of cesarean and operative vaginal deliveries in nulliparous and multiparous women. Matern Child Health J. 2010 Sep;14(5):705-712. doi: 10.1007/s10995-009-0515-9. PMID: 19760498.
9. Nguyễn Thị Thu Hà, Phan Thị Huyền Thương, Nguyễn Thị Huệ (2023). Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ối vỡ non ở tuổi thai từ 22–34 tuần tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2022. Tạp Chí Y học Việt Nam, 530(1). https://doi.org/10.51298/vmj.v530i1.6557