ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH XƠ CỨNG BÌ HỆ THỐNG TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Xơ cứng bì hệ thống (XCBHT) là bệnh tự miễn thường gặp thứ hai sau lupus ban đỏ hệ thống. Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu và tiến cứu này thực hiện trên 81 bệnh nhân XCBHT nhằm mô tả một số đặc điểm lâm sàng của bệnh tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nữ là 75,3%, tuổi trung bình là 49,81 ± 12,22. Thể XCBHT có tổn thương da lan toả chiếm 66,7%, thể có tổn thương da giới hạn chiếm 33,3%. Các thương tổn da gồm có sưng nề bàn, ngón tay (54,3%), khó há miệng (49,4%), rối loạn sắc tố da (49,4%), ngắn hãm lưỡi (14,8%) và calci hóa dưới da (4,9%). Biểu hiện dày da nặng nhất ở bàn ngón tay với điểm mRSS của ngón tay là 3,56 ± 1,21 điểm, của bàn tay là 2,84 ± 1,46 điểm, vùng da đùi bụng ít bị dày nhất. Có 65,4% bệnh nhân có điểm mRSS trên 14 điểm. Các tổn thương đầu chi gồm Raynaud (90,1%), sẹo rỗ đầu ngón (63%), loét đầu ngón (18,5%), hoại tử đầu ngón (13,6%), giãn mạch (39,5%). Triệu chứng sẹo rỗ đầu ngón, triệu chứng lâm sàng đường hô hấp và tim mạch hay gặp ở thể lan tỏa hơn so với thể giới hạn, sự khác biệt có ý nghĩa với p<0,05.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Xơ cứng bì hệ thống, kháng thể kháng Scl-70, hội chứng Raynaud, điểm mRSS
Tài liệu tham khảo

2. Hudson M, Fritzler MJ. Diagnostic criteria of systemic sclerosis. J Autoimmun. 2014;48-49:38-41. doi:10.1016/j.jaut.2013.11.004


3. Park JS, Park MC, Song JJ, Park YB, Lee SK, Lee SW. Application of the 2013 ACR/EULAR classification criteria for systemic sclerosis to patients with Raynaud’s phenomenon. Arthritis Res Ther. 2015;17(1):77. doi:10.1186/s13075-015-0594-5


4. Khanna D, Furst DE, Clements PJ, et al. Standardization of the modified Rodnan skin score for use in clinical trials of systemic sclerosis. J Scleroderma Relat Disord. 2017;2(1):11-18. doi:10.5301/jsrd.5000231


5. Perera A, Fertig N, Lucas M, et al. Clinical subsets, skin thickness progression rate, and serum antibody levels in systemic sclerosis patients with anti-topoisomerase I antibody. Arthritis Rheum. 2007;56(8):2740-2746. doi:10.1002/art.22747


6. Hashimoto A, Endo H, Kondo H, Hirohata S. Clinical features of 405 Japanese patients with systemic sclerosis. Mod Rheumatol. 2012; 22(2):272-279. doi:10.1007/s10165-011-0515-7


7. Walker UA, Tyndall A, Czirják L, et al. Clinical risk assessment of organ manifestations in systemic sclerosis: a report from the EULAR Scleroderma Trials And Research group database. Ann Rheum Dis. 2007;66(6):754-763. doi:10.1136/ard.2006.062901


8. Keen KJ, Eeden SF van, Dunne JV. Limited Cutaneous and Diffuse Cutaneous Scleroderma: Circulating Biomarkers Differentiate Lung Involvement. Rheumatol Curr Res. 2012;0(0):1-7. doi:10.4172/2161-1149.S1-006


9. Phạm Thị Tuyến. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mối liên quan giữa tổn thương da với nội tạng ở bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II; 2012.

10. Hasegawa M, Imura-Kumada S, Matsushita T, Hamaguchi Y, Fujimoto M, Takehara K. Anti-topoisomerase I antibody levels as serum markers of skin sclerosis in systemic sclerosis. J Dermatol. 2013;40(2):89-93. doi:10.1111/1346-8138.12030

