ĐẶC ĐIỂM COVID-19 Ở BỆNH NHÂN NHIỄM HIV/AIDS TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI

Võ Triều Lý1,, Phạm Văn Tân1, Võ Thị Hồng Nhi1, Vũ Thị Hiếu2
1 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới
2 Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm COVID-19 đặc biệt nặng ở dân số nguy cơ cao như người cao tuổi, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch và các bệnh lý suy giảm miễn dịch trong đó có bệnh nhân nhiễm HIV. Do đó nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và kết cục điều trị COVID-19 ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới là cần thiết. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết cục điều trị và xác định một số yếu tố liên quan đến tử vong ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS mắc COVID-19. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, lấy mẫu là các bệnh nhân COVID-19 có nhiễm HIV/AIDS từ 16 tuổi điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trong thời gian từ ngày 11/2021 đến 03/2023. Kết quả: 147 trường hợp COVID-19 có nhiễm HIV/AIDS, trong đó nam giới chiếm 81,6%, tuổi trung bình là 36,9 ± 10,1 tuổi. Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS ở giai đoạn lâm sàng 3-4 (79,5%).58,9% đã tiêm đủ từ 2 mũi vắc xin trở lên. Triệu chứng lâm sàng sốt (80,3%), ho (78,9%), khó thở (63,3%) và 65,3% được chẩn đoán COVID-19 mức độ nặng – nguy kịch lúc nhập viện. 88,2% có CD4 <200 TB/µL. Hình ảnh tổn thương mô kẽ (37,4%), tổn thương phối hợp (31,3%) và 4,8% không phát hiện hình ảnh tổn thương trên phim X-quang tại thời điểm nhập viện. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ tử vong (34,7%). Bệnh nhân có phân độ nặng – nguy kịch tại thời điểm nhập viện có liên quan đến gia tăng tỉ lệ tử vong và tiêm ngừa COVID-19 đủ liều giảm tỉ lệ tử vong (p<0,05). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy triệu chứng của bệnh nhân COVID-19 có nhiễm HIV/AIDS thường gặp là sốt, ho, khó thở và 65,3% trường hợp được chẩn đoán COVID-19 mức độ nặng – nguy kịch tại thời điểm nhập viện. Tỉ lệ tử vong có tương quan thuận với COVID-19 nặng – nguy kịch tại thời điểm nhập viện, tiêm ngừa COVID-19 đủ liều giảm nguy cơ tử vong.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jordan RE, Adab P, Cheng KK. Covid-19: risk factors for severe disease and death. BMJ. Mar 26 2020;368:m1198. doi:10.1136/bmj.m1198.
2. Centers for Disease Control and Prevention. Underlying Medical Conditions Associated with Higher Risk for Severe COVID-19: Information for Healthcare Professionals. Updated February 9, 2023. Accessed September 9, 2023, https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/hcp/clinical-care/underlyingconditions.html
3. Ho HE, Peluso MJ, Margus C, et al. Clinical Outcomes and Immunologic Characteristics of Coronavirus Disease 2019 in People With Human Immunodeficiency Virus. J Infect Dis. Feb 13 2021;223(3):403-408. doi:10.1093/infdis/jiaa380
4. Wei Guo, Fangzhao Ming, Yu Dong, et al. A Survey for COVID-19 Among HIV/AIDS Patients in Two Districts of Wuhan, China. 2020;doi:http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.3550029
5. Elfiky AA. Ribavirin, Remdesivir, Sofosbuvir, Galidesivir, and Tenofovir against SARS-CoV-2 RNA dependent RNA polymerase (RdRp): A molecular docking study. Life Sci. Jul 15 2020;253:117592. doi:10.1016/ j.lfs.2020.117592
6. Bộ Y tế. Số: 2671/QĐ-BYT. Quyết định về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19. 2023:9-12.
7. Bộ Y tế. Quyết định số 5968/QĐ-BYT ngày 31/12/2021. Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS. 2021:122 - 124.
8. Dandachi D, Geiger G, Montgomery MW, et al. Characteristics, Comorbidities, and Outcomes in a Multicenter Registry of Patients With Human Immunodeficiency Virus and Coronavirus Disease 2019. Clin Infect Dis. Oct 5 2021;73(7):e1964-e1972. doi:10.1093/cid/ciaa1339
9. Trương Bỉnh Nam. Đặc điểm COVID-19 ở người cao tuổi cần hỗ trợ hô hấp tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Luận văn Bác sĩ Nội trú. Đại học Y Dược TP.HCM; 2022.
10. Bertagnolio S, Thwin SS, Silva R, et al. Clinical features of, and risk factors for, severe or fatal COVID-19 among people living with HIV admitted to hospital: analysis of data from the WHO Global Clinical Platform of COVID-19. Lancet HIV. Jul 2022;9(7):e486-e495. doi:10.1016/ S2352-3018(22)00097-2