KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI TẾ BÀO NỘI MÔ GIÁC MẠC SAU PHẪU THUẬT PHACO TRÊN BỆNH NHÂN GÓC ĐÓNG CẤP

Phạm Minh Khoa1,, Nguyễn Chí Trung Thế Truyền1, Trần Minh Mẫn2, Trần Kế Tổ2
1 Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát sự thay đổi về mật độ, hình thái của tế bào nội mô giác mạc sau phẫu thuật phaco điều trị bệnh nhân góc đóng cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên 35 bệnh nhân được chẩn đoán góc cấp kèm đục thuỷ tinh thể có chỉ định can thiệp phẫu thuật phaco tại khoa Glaucoma - Bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 12/2023 đến tháng 06/2024. Các bệnh nhân được thăm khám, chụp hình tế bào nội mô giác mạc bằng máy NIDEK CEM 530 trước và sau phẫu thuật phaco 1 tháng. Các thông số phẫu thuật như thời gian phaco, tổng năng lượng phaco, tổng năng lượng phát tán được ghi nhận sau khi tiến hành phẫu thuật. Kết quả: Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 58,9 ± 7,3 tuổi. Bệnh xuất hiện phổ biến ở giới nữ. Thị lực, nhãn áp cải thiện có ý nghĩa thống kê sau phẫu thuật 1 tháng. Mật độ tế bào nội mô giác mạc, độ biến thiên tế bào và bề dày trung tâm giác mạc giảm có ý nghĩa thống kê sau phẫu thuật 1 tháng. Thời gian phaco, tổng năng lượng phaco, tổng năng lượng phát tán ghi nhận có mối tương quan với tỷ lệ giảm tế bào nội mô giác mạc sau phẫu thuật phaco 1 tháng. Kết luận: Góc đóng cấp là một bệnh lý phổ biến ở người lớn tuổi, đặc biệt là chủng tộc châu Á và giới nữ. Phẫu thuật phaco hiện nay là một phương pháp an toàn, hiệu quả nhằm cải thiện nhãn áp và thị lực cho bệnh nhân, đồng thời phòng ngừa bệnh tiến triển đến Glôcôm góc đóng. Tại thời điểm 1 tháng sau phẫu thuật, tế bào nội mô giác mạc giảm có ý nghĩa thống kê, và có tương quan thuận với thời gian phaco, tổng năng lượng phaco cũng như tổng năng lượng phát tán.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Yan YN, Wang YX, Xu L, Xu J, Wei WB, Jonas JB. Fundus Tessellation: Prevalence and Associated Factors: The Beijing Eye Study 2011. Ophthalmology. 2015;122(9):1873-1880. doi:10. 1016/j.ophtha.2015.05.031
2. Moghimi S, Hashemian H, Chen R, Johari M, Mohammadi M, Lin SC. Early phacoemulsification in patients with acute primary angle closure. J Curr Ophthalmol. 2015;27(3-4): 70-75. doi:10.1016/j.joco.2015.12.001
3. Walkow T, Anders N, Klebe S. Endothelial cell loss after phacoemulsification: relation to preoperative and intraoperative parameters. J Cataract Refract Surg. 2000;26(5):727-732. doi:10.1016/s0886-3350(99)00462-9
4. Hayashi K, Hayashi H, Nakao F, Hayashi F. Risk factors for corneal endothelial injury during phacoemulsification. J Cataract Refract Surg. 1996;22(8): 1079-1084. doi:10.1016/s0886-3350(96)80121-0
5. Lundberg B, Jonsson M, Behndig A. Postoperative corneal swelling correlates strongly to corneal endothelial cell loss after phacoemulsification cataract surgery. Am J Ophthalmol. 2005;139(6): 1035-1041. doi:10. 1016/j.ajo.2004.12.080
6. Park HYL, Lee NY, Park CK, Kim MS. Long-term changes in endothelial cell counts after early phacoemulsification versus laser peripheral iridotomy using sequential argon:YAG laser technique in acute primary angle closure. Graefes Arch Clin Exp Ophthalmol. 2012;250(11):1673-1680. doi:10.1007/s00417-012-1998-4
7. Yeom H, Hong EH, Shin YU, Kang MH, Cho HY, Seong M. Corneal Endothelial Cell Loss after Phacoemulsification in Eyes with a Prior Acute Angle-closure Attack. Korean J Ophthalmol. 2020;34(6):432-438. doi:10.3341/kjo.2020.0040
8. Lin YH, Wu CH, Huang SM, et al. Early versus Delayed Phacoemulsification and Intraocular Lens Implantation for Acute Primary Angle-Closure. J Ophthalmol. 2020;2020: 8319570. doi:10.1155/ 2020/8319570
9. Zhang X, Liu Y, Wang W, et al. Why does acute primary angle closure happen? Potential risk factors for acute primary angle closure. Surv Ophthalmol. 2017;62(5): 635-647. doi:10.1016/ j.survophthal.2017.04.002