XỬ TRÍ CHẢY MÁU THỨ PHÁT SAU MỔ TRĨ Ở BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT LONGO
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Gần đây phẫu thuật Longo ngày càng phổ biến nhờ các ưu điểm như ít đau, phục hồi nhanh, bên cạnh đó biến chứng chảy máu thứ phát sau mổ là vấn đề đáng lưu ý. Chúng tôi đã xây dựng và áp dụng phác đồ "Xử trí chảy máu thứ phát sau mổ trĩ" tại Khoa Hậu môn - Trực tràng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở I từ ngày 01/01/2017. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả việc áp dụng phác đồ ”Xử trí chảy máu thứ phát sau mổ trĩ” ở nhóm bệnh nhân phẫu thuật Longo tại khoa HMTT – BV ĐHYD CS I trong thời gian nghiên cứu. Đối tượng - Phương pháp: Nghiên cứu loạt ca trên 46 bệnh nhân chảy máu thứ phát sau mổ trĩ bằng phương pháp Longo từ 01/01/2022 đến 31/12/2024 tại khoa HMTT – BV ĐHYD CS I. Kết quả: Có 2 trường hợp cần phẫu thuật khâu cầm máu sau khi không đáp ứng điều trị với đặt sonde Foley. 19 bệnh nhân được đặt sonde Foley kết hợp bơm rửa, 4 bệnh nhân được thụt tháo do kẹt phân, 23 bệnh nhân còn lại ổn định với điều trị nội khoa. Tỉ lệ chảy máu thứ phát ở phẫu thuật Longo là 0.98%. Kết luận: Phác đồ đã cho kết quả khả quan, cần tiếp tục đánh giá dài hạn.Thời gian điều trị nội trú tương đối ngắn, tuy nhiên cần nghiên cứu thêm các yếu tố làm kéo dài thời gian điều trị nội trú của bệnh nhân. Kẹt phân là yếu tố nguy cơ quan trọng. Thủ thuật đặt sonde Foley cần được nghiên cứu sâu hơn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
chảy máu thứ phát sau mổ Longo, đặt sonde Foley vào trực tràng và thụt rửa
Tài liệu tham khảo

2. Francis J. Burns (1961), “Bleeding after Hemorrhoidectomy”, American Proctologic Society, Pittsburgh, Pennsylvania.

3. Frederick E. Farrer (1961), “Delayed Postoperative Anorectal Hemorrhage”, Mexican Proctologic Society and the American Proctologic Society, Mexico City, Mexico.

4. Hyung Kyu Yang (2014), Hemorrhoids, Springer-Verlag Berlin Heidelberg, pp 105-107.

5. Maria Pescatori (2008), “Postoperative complications after procedure for prolapsed hemorrhoids (PPH) and stapled transanal rectal resection (STARR) procedures”, Tech Coloproctol, (12), pp. 7-19

6. Maria Pescatori (2012), Prevention and Treatment of Complications in Proctological Surgery, Springer-Verlag Italia, pp 39-40.

7. S. Giuratrabocchetta et al. (2012), “Safety and short-term effectiveness of EEA stapler vs PPH stapler in the treatment of degree III haemorrhoids: prospective randomized controlled trial”, Colorectal Disease The Association of Coloproctology of Great Britain and Ireland, (15), pp. 354–35.

8. Takaaki Yano (2009), “The Outcome of Postoperative Hemorrhaging Following a Hemorrhoidectomy”,Surg Today, Vol 39,pp.866-869.
