MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA LƯU LƯỢNG, PH VÀ KHẢ NĂNG ĐỆM CỦA NƯỚC BỌT SAU KHI SỬ DỤNG KẸO CAO SU XYLITOL
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu can thiệp không đối chứng thực hiện tại trường Đại học Y Dược Thái Nguyên với mục đích đánh giá tương quan giữa các đại lượng: lưu lượng, pH và khả năng đệm của nước bọt trước sau khi sử dụng kẹo cao su xylitol. Đối tượng và phương pháp: 43 sinh viên đảm bảo tiêu chuẩn và đồng ý tham gia nghiên cứu. Các mẫu nước bọt được lấy ở trạng thái nghỉ và sau khi nhai xylitol, sau đó được đo lưu lượng theo quy trình chuẩn, đo khả năng đệm, xác định pH bằng máy đo Hana tại trạng thái nghỉ và sau khi nhai kẹo cao su xylitol 5 phút. Sau đó so sánh cặp các kết quả. Kết quả: Ở trạng thái nghỉ, có sự khác biệt đáng kể về lưu lượng dòng chảy và pH so với khả năng đệm (p= 0.000), cụ thể lưu lượng nhỏ hơn giá trị về khả năng đệm trung bình 3.85767, trong khi pH thì lớn hơn trung bình 2.52265. Ở trạng thái kích thích, do cả pH và lưu lượng đều tăng, nên các rút ngắn khoảng cách giữa lưu lượng và khả năng đệm (1.72395) và tăng giá trị trung bình của cặp còn lại (2.52302). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy sự tăng pH và lưu lượng nước bọt sau khi nhai kẹo cao su xylitol, so sánh với khả năng đệmgóp phần tăng sức khỏe răng miệng và phòng ngừa nguy cơ sâu răng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nước bọt, pH, lưu lượng, kẹo cao su xylitol, khả năng đệm
Tài liệu tham khảo
2. C. Dawes and K. Kubieniec. The effects of prolonged gum chewing on salivary flow rate and composition. Archives of oral biology. 2004; 49, 665-669.
3. C. Dawes and L. M. Macpherson. Effects of nine different chewing-gums and lozenges on salivary flow rate and pH. Caries Research. 1992; 26 (3),176–182, 1992.
4. Ivana Podunavac at all. Microfluidic Platform for Examination of Effect of Chewing Xylitol Gum on Salivary pH, O2, and CO2. Applied sciences. 2021; 11, 2049.
5. Leone CW, Oppenheim FG. Physical and chemical aspects of saliva as indicators of risk for dental caries in humans. J Dent Educ. 2001; 65: 1054-1062.
6. Lucy A. Anderson, Robin Orchardson. The effect of chewing bicarbonate-containing gum on salivary flow rate and pH in humans. Archives of oral biology. 2003; 48, 201-204.
7. M Ribelles Llop. Effects of xylitol chewing gum on salivary flow rate, pH, buffering capacity and presence of Streptococcus mutans in saliva. European Journal of Paediatric Dentistry. 2010; 11(1):9-14
8. S. Wikner. Factors associated with salivary buffering capacity in young adults in Stockholm, Sweden. Scand J Dent Res. 1994; 102(1):50-3).