ĐÁNH GIÁ MỐI TƯƠNG QUAN BỘ BA AFP, AFP-L3%, PIVKA-II VỚI CÁC YẾU TỐ LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM GAN C

Cẩm Phương Phạm 1,, Văn Thái Phạm 1, Thuận Lợi Nguyễn 1, Văn Dũng Nguyễn 2, Thị Hồng Linh Lê 2, Thị Thúy Quỳnh Võ 1, Thị Bích Ngọc Lê 1, Bình Thư Vũ 1, Thị Thu Hiền Vũ 1, cộng sự và1,2
1 Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai
2 Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân viêm gan C; đánh giá mối tương quan của bộ ba AFP, AFP – L3 với PIVKA-II với các đặc điểm bệnh nhân viêm gan C. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 33 đối tượng viêm gan C. Kết quả: Bệnh nhân nam giới chiếm đa số, tỷ lệ nam/nữ là 2/1, tuổi trung bình cả nam và nữ là 53,7 tuổi. Trong số các bệnh nhân viêm gan C, nghiện rượu là đặc điểm có tỷ lệ cao nhất 39,4%. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp là chán ăn, mệt mỏi, chướng bụng. Các chỉ số cao hơn giá trị người bình thường là AST 173,5 ± 449 U/L, ALT  121,8 ± 258,4 U/L. Nhóm bệnh nhân có u, một trong ba chỉ số AFFP, AFP-L3, PIVKA-II vượt ngưỡng có tỷ lệ là 87,5%, trong nhóm bệnh nhân không có u, cả ba chỉ số dưới ngưỡng là 22,2%. Kết luận: Giá trị AFP, AFP-L3% và PIVKA-II tăng cao trong đa số bệnh nhân viêm gan C có xuất hiện khối u.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. The Washington manual of medical therapeutics 33nd edition. Hyuna Sung PhD Jacques Ferlay MSc, M.R.L.S.M.M.L.M.I.S.M., et al (2021) Global cancer statistics 2020: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA: a cancer journal for clinicians. ƯHO
2. Lefkowitch, J.H. (2007). Liver Biopsy Assessment in Chronic Hepatitis. Archives of Medical Research. 38(6), 634-643.
3. Rockey, D.C., Caldwell S.H., Goodman Z.D., et al. (2009). Liver biopsy. Hepatology. 49(3), 1017-44
4. Ricco G et al. (2018). Impact of etiology of chronic liver disease on hepatocellular carcinoma biomarkers. Cancer Biomark; 21(3):603-612
5. Lim T.S., D.Y. Kim, K.-H. Han, et al (2016). Combined use of AFP, PIVKA-II, and AFP-L3 as tumor markers enhances diagnostic accuracy for hepatocellular carcinoma in cirrhotic patients. Scandinavian journal of gastroenterology, 51(3), 344-353.
6. Hann H.-W., D. Li, H. Yamada, et al (2014). Usefulness of highly sensitive AFP-L3 and DCP in surveillance for hepatocellular carcinoma in patients with a normal Alpha-Fetoprotein. J Med Microb Diagn, 3(1), 1-6.
7. Ngô Thị Thanh Quýt, Nguyễn Phương, Lê Thành Lý, Bùi Hữu Hoàng (2010), “Chẩn đoán mức độ xơ hóa gan bằng phương pháp đo độ đàn hồi gan trên bệnh nhân bệnh gan mạn”, Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, 14(1), tr.161-166.
8. Lâm Hoàng Cát Tiên (2005), Khảo sát giá trị của phương pháp chẩn đoán không xâm lấn trong xơ gan còn bù, Luận văn bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.
9. Ivan G, Antonio B, Riccardo S. Diagnostic Accuracy of PIVKA-II, Alpha-Fetoprotein and a Combination of both in Diagnosis of Hepatocellular Carcinoma in Patients Affected by Chronic HCV Infection. In Vivo July 2017, 31 (4) 695-700