MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN MỨC ĐỘ TỰ TIN TRONG GIAO TIẾP CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ CAO BẰNG NĂM 2021

Hoàng Long Nguyễn 1,
1 Viện Khoa học Sức khoẻ, Trường Đại học VinUni

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mức độ tự tin quyết định tới hiệu quả giao tiếp của điều dưỡng viên. Để nâng cao mức độ tự tin này, việc xác định được các yếu tố liên quan tới nó là rất quan trọng. Do đó, nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm hiểu các yếu tố liên quan đến mức độ tự tin của điều dưỡng viên trong một số tình huống giao tiếp thường gặp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Với thiết kế mô tả cắt ngang, nghiên cứu được tiến hành trên 125 điều dưỡng tại một số bệnh viện của tỉnh Thái Nguyên và Cao Bằng. Thời gian thực hiện từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2021. Đối tượng nghiên cứu được phát vấn thông qua bộ câu hỏi tự điền về mức độ tự tin khi giao tiếp trong mười một tình huống thường gặp, thang điểm đánh giá gồm 4 mức độ từ rất không tự tin (0 điểm), bình thường (1 điểm), tự tin (2 điểm), đến rất tự tin (3 điểm). Điểm tự tin trong giao tiếp là điểm tổng của tất cả các câu hỏi, tối đa là 33 điểm. Điểm càng cao thể hiện mức độ tự tin càng lớn. Kết quả: Điểm trung bình mức độ tự tin trong giao tiếp của điều dưỡng viên là 21,49 ± 3,17. Tỷ lệ điều dưỡng tự tin ở mức trung bình chiếm đa số (80%). Bên cạnh đó, 20% điều dưỡng được đánh giá là tự tin cao, và không có điều dưỡng nào được xếp loại không tự tin trong các tình huống giao tiếp thường gặp được khảo sát. Nghiên cứu cũng không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nào giữa điểm trung bình về mức độ tự tin trong giao tiếp giữa nhóm điều dưỡng từ 35 tuổi trở lên và dưới 35 tuổi, giữa nhóm điều dưỡng làm tại khoa lâm sàng với nhóm làm việc tại phòng ban, cận lâm sàng và khoa khám bệnh, giữa nhóm điều dưỡng đã từng được đào tạo và chưa từng được đào tạo về kỹ năng giao tiếp trước đây, cũng như giữa nhóm điều dưỡng viên và điều dưỡng trưởng (p>0,05). Kết luận: Mức độ tự tin của điều dưỡng viên trong một số tình huống thường gặp ở mức trung bình. Chưa tìm thấy bằng chứng về vai trò của các yếu tố gồm tuổi, đơn vị công tác, vị trí công việc, và kinh nghiệm với các khóa đào tạo giao tiếp trước kia với mức độ tự tin trong giao tiếp của điều dưỡng viên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Ngọc Huyền (2019). Sự tự tin trong thực hành kỹ năng lâm sàng của sinh viên điều dưỡng chính quy tại Bệnh viện trung ương Thái Nguyên năm 2019. Tạp chí Khoa học và công nghệ Đại học Thái Nguyên, 225(01), 47-52.
2. Lương Ngọc Khuê (2012). Tăng cường năng lực quản lý điều dưỡng. Bộ Y Tế.
3. Nguyễn Thúy Ly, Yvonne Osborne và Patsty Yates (2014). Kiến thức, thái độ và sự tự tin trong thực hành chăm sóc giảm nhẹ của điều dưỡng tại một số bệnh viện chuyên khoa Ung bướu Hà Nội. International journal of palliative nursing, 20(9), 448.
4. Bandura A (1977). Self-confidence: toward a unifying theory of behavioral change. Psychological Review, 84(2), 191.
5. Chia-Hui W, Kathryn A, Nai-Wen K (2016). The Role of Head Nurse on Communication: A Social Network Approach. International Journal of Future Computer and Communication, Vol. 5, No. 1, February 2016.
6. Ika C, Novieastari E, Nuraini T (2019). The role of a head nurses in preventing interdisciplinary conflicts. Enferm Clin; 29(S2): 123-127.
7. Margaret Rosenzweig et all (2008). Patient communication simulation laboratory for students in an acute care nurse practitioner program. American Journal Of Critical Care, 17(4), 364-372.
8. Mark D. Hecimovich, MSc, DC, ATC and Simone E. Volet, PhD (2009), Importance of Building Confidence in Patient Communication and Clinical Skills Among Chiropractic Students. The Journal of Chiropractic Education; 23(2): 151–164.
9. Mojtaba Fattahi Ardakani, Mohammad Ali Morowati Sharifabad, Mohammad Amin Bahrami, Amin Salehi Abargouei4 (2019). The effect of communication skills training on the self-confidence of nurses: a systematic review and meta-analysis study. Bali Medical Journal, 8(1), 144-152. P-ISSN.2089-1180, E-ISSN.2302-2914 144