ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XẠ TRỊ TOÀN NÃO ĐIỀU TRỊ CÁC TỔN THƯƠNG UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ DI CĂN NÃO
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Ung thư phổi (UTP) là một trong 3 ung thư thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư trên phạm vi toàn cầu. UTP gồm 2 loại chính là UTP tế bào nhỏ (UTPTBN) và UTP không tế bào nhỏ (UTPKTBN). UTP giai đoạn tiến triển thường là di căn não. Đã có nhiều thử nghiệm lâm sàng khác nhau đánh giá hiệu quả xạ trị toàn não đơn thuần trong điều trị UTP di căn não và so sánh hiệu quả với các phương pháp điều trị khác. Kết quả đã chỉ ra rằng xạ trị toàn não đơn thuần giúp kiểm soát nhanh chóng và giảm nhẹ các triệu chứng chèn ép thần kinh, nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân (BN). Đối tượng và phương pháp: 32 BN UTPKTBN di căn não 1-3 ổ, đường kính lớn nhất ≤ 30mm, được xạ trị toàn não 30Gy với phân liều 3Gy/ngày, 5 ngày/tuần. Đánh giá kết quả sau xạ trị. Kết quả: Xạ trị toàn não đơn thuần làm biến mất tổn thương di căn não 6,2%, giảm kích thước ổ di căn (53,2%), kiểm soát ổ di căn ở 96,9% BN. Xạ trị toàn não đơn thuần giúp cải thiện chỉ số PS ở 84,4%; tỷ lệ BN có giảm các triệu chứng cơ năng chiếm 62,5%, trong đó có 12,5% BN hết hoàn toàn triệu chứng. Kết luận: Xạ trị toàn não đơn thuần giúp kiểm soát nhanh chóng và giảm nhẹ triệu chứng chèn ép thần kinh nội sọ, giúp nâng cao chất lượng sống cho BN.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Ngô Quý Châu (2008). Ung thư phổi. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 28-288.
3. Nguyễn Bá Đức, Bùi Công Toàn, Trần Văn Thuấn (2007). Ung thư phổi. Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 176-187.
4. National Comprehensive Cancer Network (2021). Central Nervous System Cancers. Clinical practice guidelines in oncology, V.6.2021.
5. Nguyễn Hoài Nga, Bùi Diệu, Trần Văn Thuấn, Bùi Công Toàn (2011). Nhận xét một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng ung thư phổi nguyên phát. Tạp chí Ung thư học Việt Nam, số 3, 2011, 210-215.
6. Lê Duy Sơn (2017). Đánh giá kết quả xạ trị gia tốc di căn não trong ung thư phế quản phổi. Luận văn thạc sỹ Y học, 59-68.
7. Edward S, Charles S, Luis S, et al (2000). Single dose radiosurgical treatment of recurrent previously irradiated primary brain tumors and brain metastases: final report of RTOG protocol 90-05. International Journal of Radiation Oncology. Biology. Physics, 47(2), 291-298.
8. Khosla A (2013). Brain metastases Imaging: Imaging. http://medicine.medscape.com
9. Eichler A.F, Loeffler J.S (2007). Multidisciplinary Management of Brain Metastases. The Oncologist, 12(7), 884-898.