KHẢO SÁT CÁC TỔN THƯƠNG BÀN TAY Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI BỆNH VIỆN BƯU ĐIỆN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát các tổn thương bàn tay ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 và một số yếu tố liên quan đến các tổn thương đó. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang với 91 bệnh nhân có tổn thương cổ bàn tay trên 1054 bệnh nhân đái tháo đường đến khám tại khoa Nội tổng hợp, bệnh viện Bưu Điện. Đánh gía tổn thương bàn cổ tay dựa trên điểm đau VAS, thang điểm BOSTON, hội chứng ống cổ tay; đánh giá tổn thương gân dạng dài duỗi ngắn, gân gấp và dây thần kinh giữa qua siêu âm. Kết quả: Tỷ lệ tồn thương bàn cổ tay trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 là 8,6%. Tỷ lệ tổn thương các cấu trúc giải phẫu vùng cổ bàn tay là: 70,3% tổn thương gân gấp; 60,4% tổn thương dây thần kinh giữa, 6,6% tổn thương khớp, 2,2% tổn thương gân dạng dài duỗi ngắn. Đặc điểm lâm sàng tổn thương vùng bàn cổ tay: Chủ yếu bệnh nhân có cường độ đau vừa với 70,3%, sau đó là đau ít là 12,1% và ít nhất là đau nhiều với 2,2%; giá trị trung bình thang điểm VAS là 3.76 ± 1.86; mức độ hạn chế vận động, cảm giác BOSTON đạt giá trị 1.34 ± 0.56; trên siêu âm thấy 60,5% có tổn thương dây thần kinh giữa với diện tích trung bình là: 11.487 ± 2.195 mm. Các yếu tố lên quan đến tổn thương bàn cổ tay là sự kiểm soát đường huyết; chỉ số HbA1c; tuổi, thời gian mắc bệnh, tiền sử tăng huyết áp và tình trạng thừa cân béo phì. Kết luận: Tỷ lệ tổn thương bàn cổ tay ở bệnh nhân đái tháo đường là 8,63%; Tổn thương vùng cổ tay chủ yếu là tổn thương gân gấp (70,3%) ; tổn thương dây thần kinh giữa (60,4%). Các yếu tố liên quan đến tổn thương vùng bàn cổ tay là: tình trạng kiểm soát đường huyết, chỉ số HbA1c, tuổi tác, thời gian mắc bệnh, tiền sử tăng huyết áp và thừa cân béo phì.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
đái tháo đường, tổn thương bàn cổ tay, gân gấp, gân dạng dài duỗi ngắn, dây thần kinh giữa
Tài liệu tham khảo
2. Crispin JC, Alcocer-Varela J. Rheumatologic manifestations of diabetes mellitus. American Journal of Medicine. 2003;114:753–757.
3. Arkkila PE, Gautier JF. Musculoskeletal disorders in diabetes mellitus: An update. Best Practice and Research Clinical Rheumatology. 2003;17:945–970.
4. Tariq Ahmed Bhat and el-al (2016). The Musculoskeletal Manifestations of Type 2 Diabetes Mellitus in a Kashmiri Population. International Journal of Health Sciences. 2016 Jan; 10(1): 57-68.
5. Suzan M. Attar (2012). Musculoskeletal manifestations in diabetic patients at a tertiary center. Libyan J Med, 2012; 7:10.
6. American Diabetes Associantion (ADA) (2015), Standards Of Medical Care in Diabetes., Diabetes Care, chủ biên.
7. International Diabetes Federation (IDF), truy cập ngày 21st June 2017, tại trang web http:// www.Diabetessatlas.org/ content /what- is-diabetes.
8. Lê Thị Liễu (2018), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện cơ và siêu âm Doppler năng lượng trong hội chứng ổng cổ tay”, Luận án Tiến sĩ Y học. Đại học Y Hà Nội.
9. Đinh Xuân Mạnh (2018), Nghiên cứu đặc điểm siêu âm Doppler năng lượng tổn thương gân vùng bàn cổ tay ở bệnh nhân đái tháo đường, Đại học Y Hà Nội.