KHẢO SÁT TỈ LỆ VÀ SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA STAPHYLOCOCCUS EPIDERMIDIS PHÂN LẬP TRÊN VÙNG DA RỐN VÀ BẸN Ở BỆNH NHÂN TRƯỚC PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HỒ CHÍ MINH

Huy Cường Trần 1, Minh Tuấn Huỳnh1,2,, Tiến Mỹ Hoàng 1, Khánh Vân Lý 1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Staphylococcus epidermidis (S. epidermidis) là tác nhân gây bệnh nhiễm khuẩn cơ hội, thường gặp trên da, niêm mạc của bệnh nhân khi được thực hiện can thiệp thủ thuật ngoại khoa. Các nghiên cứu cho thấy, tình trạng kháng kháng sinh của S. epidermidis ngày một nghiêm trọng. Mục tiêu: xác định tỉ lệ S. epidermidis phân lập được trên vùng da rốn và bẹn ở bệnh nhân ngay trước phẫu thuật và tỉ lệ S. epidermidis đề kháng một số kháng sinh thường dùng. Phương pháp nghiên cứu: từ 218 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, lấy bệnh phẩm quệt da bằng tăm bông vô khuẩn tại vùng da rốn hoặc bẹn tại ba thời điểm: sau khi bệnh nhân được tắm và gây mê (lần 1), sau khi điều dưỡng rửa da (lần 2), sau khi phẫu thuật viên sát khuẩn da (lần 3), thu thập được 654 bệnh phẩm. Tiến hành nuôi cấy, định danh bằng bộ trắc nghiện sinh hóa dành cho Staphylococci và hệ thống tự động BD PhoenixTM M50, kháng sinh đồ bằng phương pháp khuếch tán đĩa giấy với 654 bệnh phẩm trên. Kết quả: tỉ lệ S. epidermidis tại vùng da rốn ở bệnh nhân ngay trước phẫu thuật qua ba thời điểm lấy bệnh phẩm lần lượt là: 33,1% (lần 1); 10,2% (lần 2) và 1,8% (lần 3) và tỉ lệ có S. epidermidis tại vùng da bẹn ở bệnh nhân ngay trước phẫu thuật qua ba thời điểm lấy bệnh phẩm lần lượt là: 32,7% (lần 1); 9,6% (lần 2) và 1,9% (lần 3). Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của S. epidermidis lần lượt qua ba thời điểm lấy bệnh phẩm: penicillin (83,3%; 95,5% và 100%); erythromycin (72,2%; 86,4% và 100%); oxacillin (58,3%; 59,1% và 75%); trimethoprim-sulfamethoxazole (36,1%; 59,1% và 75%); ciprofloxacin (30,6; 36,4 và 0%); clindamycin (16,7%; 22,7% và 50%); levofloxacin (22,2%; 22,7% và 0%); tetracycline (19,4%; 22,7% và 0%); gentamycin (20,8%; 13,6% và 25%); doxycycline (1,4%; 0% và 0%). Riêng với linezolid: 100% các chủng S. epidermidis phân lập được đều nhạy cảm. Kết luận: tỉ lệ phát hiện S. epidermidis ở vùng da rốn và bẹn sau khi sát khuẩn da lần 3 là 1,8% và 1,9%. S. epidermidis kháng với nhiều loại kháng sinh, từ 75-100% đối với penicillin, erythromycin, oxacillin nhưng còn nhạy cảm với linezolid.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bose S, Ghosh AK (2011), "Biofilms: a challenge to medical science", J Clin Diagn Res, 5 (1), pp. 127-130.
2. Chabi R, Momtaz H (2019), "Virulence factors and antibiotic resistance properties of the Staphylococcus epidermidis strains isolated from hospital infections in Ahvaz, Iran", Tropical medicine and health, 47 (1), pp. 1-9.
3. CLSI (2020), "Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing", 30th ed, CLSI supplement M100. Wayne, PA: Clinical and Laboratory Standards Institute; 2020, pp. 58-66.
4. Decousser JW, Desroches M, Bourgeois NN, et al (2015), "Susceptibility trends including emergence of linezolid resistance among coagulase-negative staphylococci and meticillin-resistant Staphylococcus aureus from invasive infections", International journal of antimicrobial agents, 46 (6), pp. 622-630.
5. Deplano A, Vandendriessche S, Nonhoff C, et al (2016), "National surveillance of Staphylococcus epidermidis recovered from bloodstream infections in Belgian hospitals", Journal of Antimicrobial Chemotherapy, 71 (7), pp. 1815-1819.
6. Dortet L, Glaser P, Kassis CN, et al (2018), "Long-lasting successful dissemination of resistance to oxazolidinones in MDR Staphylococcus epidermidis clinical isolates in a tertiary care hospital in France", Journal of Antimicrobial Chemotherapy, 73 (1), pp. 41-51.
7. Eftekhar F, Dadaei T (2011), "Biofilm formation and detection of icaAB genes in clinical isolates of methicillin resistant Staphylococcus aureus", 14 (2), pp. 132-136.
8. Mansson E, Tevell S, Nilsdotter AA, et al (2021), "Methicillin-Resistant Staphylococcus epidermidis Lineages in the Nasal and Skin Microbiota of Patients Planned for Arthroplasty Surgery", Microorganisms, 9 (2), pp. 265.