ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ AFATINIB ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN IIIB-IV CÓ ĐỘT BIỀN EGFR

Thị Huyền Trang Võ 1,, Cẩm Phương Phạm 1
1 Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoan IIIB-IV bằng Afatinib tại Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 59 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến EGFR giai đoạn tiến xa và di căn được điều trị bằng thuốc Afatinib tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2019 đến tháng 4/2021. Kết quả nghiên cứu: 76,2% bệnh nhân đạt đáp ứng toàn bộ, 13,6% bệnh nhân ổn định bệnh; tỷ lệ kiểm soát bệnh đạt 89,8%. Tỷ lệ đáp ứng từng loại tổn thương như sau: U phổi nguyên phát (68,5%); di căn phổi đối bên (65,3%); di căn thần kinh trung ương (80%); di căn thượng thận (66,7%); di căn gan (71,4%). Tỷ lệ đáp ứng ở nhóm bệnh nhân có đột biến gen EGFR thường gặp đạt 70,3% và ở nhóm hiếm gặp đạt 66,7%. Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là tiêu chảy (88,9%) và ban mụn trên da (87,1%) chủ yếu ở độ 1 và độ 2. Không có bệnh nhân nào tử vong do tác dụng phụ không mong muốn. Kết luận: Bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB-IV có đột biến gen EGFR điều trị bằng Afatinib cho tỷ lệ đáp ứng cao, dung nạp tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ferlay J., Colombet M., Soerjomataram I. và cộng sự. (2019). Estimating the global cancer incidence and mortality in 2018: GLOBOCAN sources and methods. Int J Cancer, 144(8), 1941–1953.
2. Nguyễn Hoài Nga, Bùi Diệu, Trần Văn Thuấn, và CS Một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng ung thư phổi nguyên phát chẩn đoán điều trị tại bệnh viện K trong 10 năm từ 2001 đến 2010,. Tạp chí Ung thư học Việt Nam số 2, 7.
3. Mai Trọng Khoa, Ngô Thùy Trang, Nguyễn Thị Lan Anh và CS (2016), Nghiên cứu tiến cứu, dịch tễ học phân tử, đánh giá tình trạng đột biến gen EGFR ở các bệnh nhân Việt Nam mắc ung thư phổi dạng biểu mô tuyến, giai đoạn tiến triển. Tạp chí Ung thư học Việt Nam, 2/2016, 30-36.
4. Lê Thu Hà, Trần Văn Thuấn (2016). Đáp ứng thuốc erlotinib trong điều trị bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn, Tạp chí Y học thực hành, 993, 53-55.
5. Kato T., Yoshioka H., Okamoto I. và cộng sự. (2015). Afatinib versus cisplatin plus pemetrexed in Japanese patients with advanced non-small cell lung cancer harboring activating EGFR mutations: Subgroup analysis of LUX-Lung 3. Cancer Sci, 106(9), 1202–1211.
6. Wu Y.-L., Zhou C., Hu C.-P. và cộng sự. (2014). Afatinib versus cisplatin plus gemcitabine for first-line treatment of Asian patients with advanced non-small-cell lung cancer harbouring EGFR mutations (LUX-Lung 6): an open-label, randomised phase 3 trial. Lancet Oncol, 15(2), 213–222.
7. Liang S.-K., Lee M.-R., Liao W.-Y. và cộng sự. (2018). Prognostic factors of afatinib as a first-line therapy for advanced EGFR mutation-positive lung adenocarcinoma: a real-world, large cohort study. Oncotarget, 9(34), 23749–23760.
8. Lê Thu Hà Đánh giá hiệu quả của thuốc Erlotinib trong điều trị ung thư phổi biểu mô tuyến giai đoạn muộn, Nghiên cứu sinh tiến sĩ năm 2017, đại học Y Hà Nội .
9. Yang J.C.-H., Sequist L.V., Geater S.L. và cộng sự. (2015). Clinical activity of afatinib in patients with advanced non-small-cell lung cancer harbouring uncommon EGFR mutations: a combined post-hoc analysis of LUX-Lung 2, LUX-Lung 3, and LUX-Lung 6. Lancet Oncol, 16(7), 830–838.