NHẬN XÉT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ U ĐỆM DÂY SINH DỤC BUỒNG TRỨNG TẠI BỆNH VIỆN K
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u đệm dây sinh dục buồng trứng tại bệnh viện K. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 71 bệnh nhân u buồng trứng đã được phẫu thuật và xét nghiệm mô bệnh học tại bệnh viện K, chẩn đoán sau mổ là u đệm dây sinh dục buồng trứng từ tháng 2016 đến 2020. Kết quả: Độ tuổi trung bình là 51,6±15,7 tuổi, thể mô bệnh học gặp nhiều nhất là u tế bào hạt và nhóm u xơ-vỏ. Kích thước trung bình của u là 11,6cm (từ 3,5cm đến 25cm). Bệnh giai đoạn I chiếm đa số với 69,2%, giai đoạn II và III lần lượt là 19,2% và 11,5%. Trung bình thời gian theo dõi là 37,0 tháng (từ 8,6-69,6 tháng), sống thêm toàn bộ (OS) và sống thêm không tái phát (DFS) 5 năm ở nhóm u tế bào hạt lần lượt là 83,3% và 67,7%. Giai đoạn tiến triển và bệnh còn sót lại sau phẫu thuật là yếu tố tiên lượng kém của nhóm bệnh nhân u tế bào hạt (p<0,05). Kết luận: U đệm dây sinh dục là loại u buồng trứng ít gặp với phân bố tuổi rộng rãi và nhiều dưới nhóm mô bệnh học. U tế bào hạt là thể mô bệnh học ác tính thường gặp nhất, với phần lớn u ở giai đoạn sớm và có tiên lượng tốt. Giai đoạn ban đầu và bệnh còn sót lạilà yếu tố tiên lượng quan trọng của thể mô bệnh học này.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
u đệm dây sinh dục buồng trứng
Tài liệu tham khảo
2. Cho YJ, Lee HS, Kim JM, Joo KY, Kim ML. Clinical characteristics and surgical management options for ovarian fibroma/fibrothecoma: a study of 97 cases. Gynecol Obstet Invest. 2013; 76(3):182–187.
3. Chan JK, Zhang M, Kaleb C, và CS. Prognostic factors responsible for survival in sex cord stromal tumors of the ovary—A multivariate analysis. Gynecol Oncol. 2005 Jan;96(1):204-9.doi: 10.1016/j.ygyno.2004.09.019.
4. Homesley HD, Bundy BN, Hurteau JA, và CS. Bleomycin, etoposide, and cisplatin combination therapy of ovarian granulosa cell tumors and other stromal malignancies: a Gynecologic Oncology Group study. Gynecol Oncol. 1999;72(2):131-137.
5. Mangili G, Sigismondi C, Frigerio L, và CS. Recurrent granulosa celltumors (GCTs) of the ovary: a MITO-9 retrospective study. GynecolOncol 2013;130:38–42.
6. NCCN Clinical Practice Guidelines in Oncology: Ovarian Cancer Including Fallopian Tube Cancer and Primary Peritoneal Cancer, Version 1.2020.
7. Schultz KAP, Harris AK, Schneider DT, và CS. Ovarian sex cord-stromaltumors. J Oncol Pract. 2016;12:940–6.
8. Stenwig JT, Hazekamp JT, Beecham JB.Granulosa cell tumors of theovary. A clinicopathological study of 118 cases with long-term followup.Gynecol Oncol.1979;7(2):136 – 52.
9. Van Meurs HS, Buist MR, Westermann AM, và CS. Effectiveness of chemotherapy in measurable granulosa cell tumors.Int J Gynecol Cancer. 2014;24(3):496-505.