ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG CẢI THIỆN TRIỆU CHỨNG Ở BỆNH NHÂN MẤT HOÀN TOÀN NHU ĐỘNG THỰC QUẢN ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON KẾT HỢP PROKINETIC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu theo dõi dọc được tiến hành nhằm đánh giá tình trạng cải thiện triệu chứng sau 1 tháng điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton (PPI) có/không kết hợp với prokinetic trên bệnh nhân được chẩn đoán mất hoàn toàn nhu động thực quản bằng đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao (HRM). Kết quả có 50 bệnh nhân thu tuyển từ 9/2020 đến 6/2021 tại phòng khám đa khoa Hoàng Long, trong đó 12 bệnh nhân được điều trị đơn thuần PPI, 38 bệnh nhân điều trị kết hợp. Nhóm nghiên cứu gồm 58% nữ, tuổi trung bình là 48,4 ± 17,7 năm, Điểm GERDQ trung bình của 2 nhóm trước điều trị lần lượt là 5,83 ± 2,79 và 6,68 ± 2,42, điểm FSSG trung bình của 2 nhóm trước điều trị lần lượt là 10,17 ± 5,34 và 9,55 ± 5,08, không có sự khác biệt giữa 2 nhóm. Sau 1 tháng điều trị, có sự cải thiện rõ rệt về điểm triệu chứng theo GERDQ, FSSG ở cả 2 nhóm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
mất hoàn toàn nhu động thực quản, đo áp lực và nhu động thực quản, thuốc ức chế bơm proton, prokinetic
Tài liệu tham khảo
2. FakhreYH, FakhreYaseri AM, Baradaran MA, Soltani A SK. Relationship between esophageal clinical symptoms and manometry findings in patients with esophageal motility disorders: a cross-sectional study. Med J Islam Repub Iran. 2015; 29:271.
3. Farrell B, Pottie K, Thompson W, et al. Deprescribing proton pump inhibitors. Can Fam Physician. 2017;63(5):354-364.
4. Gyawali CP, Sifrim D, Carlson DA, et al. Ineffective esophageal motility: Concepts, future directions, and conclusions from the Stanford 2018 symposium. Neurogastroenterol Motil. 2019; 31(9):13584.
5. Katz PO, Dalton CB, Richter JE, Wu WC, Castell DO. Esophageal testing of patients with noncardiac chest pain or dysphagia. Results of three years’ experience with 1161 patients. Ann Intern Med. 1987; 106(4):593-597.
6. Laique SN, Singh T, Dornblaser D, et al. Clinical Characteristics and Associated Systemic Diseases in Patients With Esophageal “Absent Contractility”—A Clinical Algorithm. Journal of clinical gastroenterology. 2019;53(3):184-190
7. Lin S, Li H, Fang X. Esophageal Motor Dysfunctions in Gastroesophageal Reflux Disease and Therapeutic Perspectives. J Neurogastroenterol Motil. 2019;25(4):499-507.
8. Liu L, Li S, Zhu K, et al. Relationship between esophageal motility and severity of gastroesophageal reflux disease according to the Los Angeles classification. Medicine (Baltimore). 2019;98(19):15543.