KHẢO SÁT TỶ LỆ STAPHYLOCOCCUS AUREUS ĐỀ KHÁNG METHICILLIN (MRSA) VÀ HIỆU QUẢ PHỐI HỢP KHÁNG SINH VANCOMYCIN VỚI CEFEPIME/GENTAMICIN TRÊN CÁC CHỦNG MRSA PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẠC LIÊU

Phát Đạt Bùi 1, Văn Chương Lê 2,3, Quốc Đạt Ngô 2, Ngọc Hương Hồ 1, Minh Tuấn Huỳnh 2,4,
1 Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu
2 Đại học Y Dược TPHCM
3 Trung tâm Kiểm chuẩn Chất lượng Xét nghiệm Y học, Đại học Y Dược TPHCM
4 Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Staphylococcus aureus (S. aureus) đề kháng methicillin (MRSA) được Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ liệt kê là một trong những: “Mối đe dọa về kháng thuốc kháng sinh ở Hoa Kỳ” vì mức độ nghiêm trọng và đặc tính đa kháng thuốc. Liệu pháp phối hợp kháng sinh điều trị MRSA hiện nay đang chỉ ra nhiều hứa hẹn. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ MRSA và khảo sát hiệu quả phối hợp kháng sinh  giữa vancomycin với cefepime, vancomycin với gentamicin trên các chủng MRSA. Phương pháp nghiên cứu: Từ 125 chủng S. aureus được định danh và làm kháng sinh đồ bằng máy tự động Vitek2 Compact, thu thập được 111 chủng MRSA bằng MIC (nồng độ ức chế tối thiểu) cefoxitin screen có sẵn trong card AST P592. Phối hợp kháng sinh giữa vancomycin với cefepime trên 111 chủng MRSA; giữa vancomycin và gentamicin trên 53 chủng MRSA bằng phương pháp vi pha loãng (checkerboard). Kết quả: Tỷ lệ MRSA chiếm 88,8%. MRSA phân bố nhiều nhất ở bệnh phẩm mủ (61,3%), dịch (22,5%), đàm (10,8%) và máu (5,4%). Dựa vào chỉ số FIC (nồng độ ức chế phân đoạn), phối hợp kháng sinh vancomycin với cefepime cho kết quả hiệp đồng (45%), cộng (51,3%), độc lập (3,6%) và không có đối kháng. Vancomycin với gentamicin cho kết quả hiệp đồng (39,6%), cộng (58,5%), độc lập (1,9%) và không có đối kháng. Kết luận: Tỷ lệ MRSA khá cao được ghi nhận tại Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu.  Phối hợp kháng sinh vancomycin với cefepime, vancomycin với gentamicin cho hiệu quả hiệp đồng và cộng hợp cao trên các chủng MRSA. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc cân nhắc lựa chọn phối hợp kháng sinh của bác sĩ và là tiền đề nghiên cứu hiệu quả phối hợp kháng sinh trên lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Hùng Vân, Phạm Thái Bình (2013), Kháng sinh - Đề kháng kháng sinh - Kỹ thuật kháng sinh đồ, Các vấn đề cơ bản thường gặp, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
2. Bhise K, Sau S, Kebriaei R, et al (2018), "Combination of Vancomycin and Cefazolin Lipid Nanoparticles for Overcoming Antibiotic Resistance of MRSA", Materials (Basel), 11 (7), pp. 1996-1944 (Print).
3. Clinical and Laboratory Standards Institute (2021), "Perormance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing", M100S31,31st Edition, Clinical and Laboratory Standards Institute.
4. Davis JS, Van Hal S, Tong SY (2015), "Combination antibiotic treatment of serious methicillin-resistant Staphylococcus aureus infections", Semin Respir Crit Care Med, 36 (1), pp. 3-16.
5. Drago L, De Vecchi E, Nicola L, Gismondo MR (2007), "In vitro evaluation of antibiotics' combinations for empirical therapy of suspected methicillin resistant Staphylococcus aureus severe respiratory infections", BMC Infect Dis, 7 (1), pp.1-7.
6. Mulazimoglu L, Drenning SD, Muder RR (1996), "Vancomycin-gentamicin synergism revisited: effect of gentamicin susceptibility of methicillin-resistant Staphylococcus aureus", Antimicrob Agents Chemother, 40 (6), pp. 1534-1535.
7. Ortwine JK, Werth BJ, Sakoulas G, Rybak MJ (2013), "Reduced glycopeptide and lipopeptide susceptibility in Staphylococcus aureus and the "seesaw effect": Taking advantage of the back door left open?", Drug Resist Updat, 16 (3-5), pp. 73-79.