SO SÁNH HIỆU QUẢ LÀM SẠCH CỦA HAI HỆ THỐNG DỤNG CỤ ĐƠN TRÂM

Phúc Nguyên Nguyễn 1,, Thị Truyền Dương 1, Văn Khoa Phạm 2
1 Khoa Răng Hàm Mặt, Trường ĐH Trà Vinh
2 Khoa Răng Hàm Mặt, ĐH Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh hiệu quả làm sạch của hai hệ thống dụng cụ đơn trâm tương đối mới hiện nay. Phương pháp: 40 răng cối nhỏ hàm dưới của người đã nhổ được chia đều cho hai nhóm (n=20): nhóm WOG sửa soạn với hệ thống trâm quay qua lại, nhóm SAF sửa soạn với hệ thống trâm dao động. Các răng sau sửa soạn được tách đôi theo chiều dọc thành hai phần để khảo sát hiệu quả làm sạch bằng kính hiển vi điện tử quét ở các vị trí 2mm,5mm và 8mm cách chóp tương ứng với phần ba chóp, cổ và giữa thông qua điểm số mảnh vụn và lớp mùn bởi hai quan sát viên độc lập. Kết quả: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm số mảnh vụn toàn bộ (p=0,028) và ở phần ba giữa (p=0,04), điểm số lớp mùn ở phần ba chóp (p=0,014) giữa hai nhóm. Kết luận: Hệ thống đơn trâm dao động có hiệu quả làm sạch mảnh vụn toàn bộ, ở phần ba giữa và hiệu quả làm sạch lớp mùn ở phần ba chóp tốt hơn so hệ thống trâm quay qua lại.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Berman L. H., Hargreaves K. M. (2020), Cohen's Pathways of the Pulp- 12th Edition, Elsevier Health Sciences, tr 855-1064.
2. Çapar İ. D., Ari Aydinbelge H. (2014), "Effectiveness of various irrigation activation protocols and the self‐adjusting file system on smear layer and debris removal", Scanning: The Journal of Scanning Microscopies, 36 (6),640-647.
3. Ismail A. G., Nagy M. M., Galal M. (2019), "Cleaning ability of rotary NiTi systems with different kinematics", Bulletin of the National Research Centre, 43 (1),1-5.
4. Jadhav G. R., Mittal P., Kulkarni A. et al. (2016), "Comparative evaluation of canal cleaning ability of various rotary endodontic filesin apical third: A scanning electron microscopic study", Dental research journal, 13 (6),508.
5. Metzger Z., Teperovich E., Cohen R. et al. (2010), "The self-adjusting file (SAF). Part 3: removal of debris and smear layer—a scanning electron microscope study", Journal of endodontics, 36 (4),697-702.
6. Ozsu D., Karatas E., Arslan H. et al. (2014), "Quantitative evaluation of apically extruded debris during root canal instrumentation with ProTaper Universal, ProTaper Next, WaveOne, and self-adjusting file systems", European journal of dentistry, 8 (4),504-508.
7. Parente J., Loushine R., Susin L. et al. (2010), "Root canal debridement using manual dynamic agitation or the EndoVac for final irrigation in a closed system and an open system", International Endodontic Journal, 43 (11),1001-1012.
8. Plotino G., Özyürek T., Grande N. M. et al. (2019), "Influence of size and taper of basic root canal preparation on root canal cleanliness: a scanning electron microscopy study", International Endodontic Journal, 52 (3),343-351.