PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG Ở CÁC BỆNH NHÂN SUY TIM TÂM THU TRONG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TIM HÀ NỘI

Hữu Duy Nguyễn 1, Thị Liên Hương Nguyễn 1, Quỳnh Nga Vũ 2,
1 Trường đại học Dược Hà Nội
2 Bệnh viện Tim Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế và Hội tim mạch nhấn mạnh vai trò của việc kê đơn thuốc dựa trên bằng chứng trên bệnh nhân suy tim tâm thu. Mặc dù vậy, nghiên cứu trong thực tế cho thấy mức độ tuân thủ còn thấp. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích thực trạng kê đơn dựa trên bằng chứng ở các bệnh nhân suy tim tâm thu trong chương trình quản lý ngoại trú tại bệnh viện Tim Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang trên 134 bệnh nhân suy tim tâm thu tái khám định kỳ đủ 12 tháng trong năm 2018. Thông tin về lâm sàng, cận lâm sàng, phác đồ điều trị được ghi nhận dựa trên bệnh án ngoại trú. Chống chỉ định, liều đích của ACEI/ARB và BB được đánh giá dựa trên hướng dẫn điều trị suy tim của Bộ Y tế 2020 và Hội tim mạch châu Âu 2016. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ đơn kê phối hợp thuốc ACEI/ARB và BB theo khuyến cáo là 92,5%. Tuy nhiên, chỉ có 17,2% và 23,1% bệnh nhân được tiếp nối cùng 1 thuốc ACEI/ARB và BB trong suốt 12 tháng. Nghiên cứu cho thấy thay đổi bác sĩ ở các lần tái khám làm giảm tính tiếp nối trong kê đơn (p<0,001). Không có bệnh nhân nào được kê liều đích thuốc ACEI/ARB hoặc BB. Mặc dù vậy, 84,0 – 88,3% bệnh nhân đủ điều kiện để tăng liều ACEI/ARB và BB. Kết luận: liều các thuốc ACEI/ARB và BB nên được tăng dần đến liều đích hoặc liều tối đa dung nạp để giảm nguy cơ tử vong và nhập viện do suy tim.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim mạn tính.
2. Gheorghiade M., Albert N. M., et al. (2012), "Medication dosing in outpatients with heart failure after implementation of a practice-based performance improvement intervention: findings from IMPROVE HF", Congest Heart Fail, 18(1), pp. 9-17.
3. Peters-Klimm Frank, Natanzon Iris, et al. (2012), "Barriers to guideline implementation and educational needs of general practitioners regarding heart failure: a qualitative study", GMS Zeitschrift für Medizinische Ausbildung, 29(3), pp. 46.
4. Ponikowski P., Voors A. A., et al. (2016), "2016 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure ", Eur J Heart Fail, 18(8), pp. 891-975
5. Komajda M., Cowie M. R., et al. (2017), "Physicians' guideline adherence is associated with better prognosis in outpatients with heart failure with reduced ejection fraction: the QUALIFY international registry", Eur J Heart Fail, 19(11), pp. 1414-1423.
6. Chang H. Y., Wang C. C., et al. (2017), "Gap between guidelines and clinical practice in heart failure with reduced ejection fraction: Results from TSOC-HFrEF registry", J Chin Med Assoc, 80(12), pp. 750-757.