ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNGCÓ KHÁNG THỂ ANTI-SMITH DƯƠNG TÍNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có kháng thể anti-Smith dương tính. Phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 118 bệnh nhân được chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống theo tiêu chuẩn SLICC 2012 điều trị tại Trung Tâm Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 7/2020 đến tháng 9/2021. Kết quả: 51.7% bệnh nhân có kháng thể anti-Sm dương tính; tập trung chủ yếu trong độ tuổi sinh đẻ; tỷ lệ nữ/nam là 9.7:1; tuổi trung bình là 31.53 ± 11.786 tuổi. Kháng thể anti-Sm dương tính liên quan đến giảm bổ thể C4 (p<0.001); không liên quan đếnban da cấp tính (p=0.057), loét niêm mạc (p=0.103), viêm khớp (p=0.374), tràn dịch màng tim (p=0.243), tràn dịch màng phổi (p=0.426), viêm khớp(p= 0.374), tổn thương thận ở mức viêm cầu thận hoặc hội chứng thận hư (p=0.579), giảm bạch cầu (p=0.582), giảm tiểu cầu (p=0.347), giảm bổ thể C3 (p=0.078) và kháng thể kháng chuổi kép dsDNA dương tính (p=0.187).Điểm SLEDAI trung bình ở hai nhóm dương tính và âm tính (lần lượt là 13.39± 5.499 và 12.95 ± 6.659) không có sự khác biệt với p=0.691. Kết luận: Có mối liên quan giữa kháng thể anti-Sm dương tính với giảm nồng độ bổ thể và hiện tượng Raynaud. Chưa thấy mối liên quan giữa kháng thể anti-Sm với mức độ hoạt động bệnh và tổn thương các cơ quan ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Lupus ban đỏ hệ thống, kháng thể anti-Smith, biểu hiện lâm sàng, tổn thương cơ quan, SLEDAI
Tài liệu tham khảo
2. J. M. Gill, A. M. Quisel, P. V. Rocca, D. T. Walters, “Diagnosis of systemic lupus erythematosus”, Am. Fam. Physician, 68(11), 2003, tr 2179–2186.
3. G. Yaniv et al., “A volcanic explosion of autoantibodies in systemic lupus erythematosus: a diversity of 180 different antibodies found in SLE patients”, Autoimmun. Rev., 14(1),2015, tr 75–79.
4. M. Arroyo-Ávila et al., “Clinical associations of anti-Smith antibodies in PROFILE: a multi-ethnic lupus cohort”, Clin. Rheumatol., 34(7)7,2015, tr 1217–1223.
5. Nguyễn Văn Toàn, “Áp dụng thang điểm SLEDAI trong tiên lượng bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống tại khoa Cấp cứu bệnh viện Bạch Mai”, Luận Văn Thạc sĩ Y Học, trường Đại học Y Hà Nội, 2011.
6. Đặng Thu Hương, Nguyễn Tất Thắng, “Tỉ lệ kháng thể kháng nucleosome trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống-Mối tương quan giữa kháng thể kháng nucleosome với ANA, anti-dsDNA và độ hoạt động của bệnh”, Tạp chí Y Học TP.Hồ Chí Minh, Tạp chí Y Học TP.Hồ Chí Minh,2013, tr 294–300.
7. Nguyễn Hữu Trường, “Nghiên cứu mối tương quan giữa mức độ hoạt động bệnh với một số tự kháng thể trong lupus ban đỏ hệ thống”,Luận án Tiến sĩ Y Học, trường Đại học Y Hà Nội, 2017.
8. Lê Hữu Doanh, Cấn Huyền Hân, “Mối liên quan giữa kháng thể kháng Smith với mức độ nặng của bệnh lupus ban đỏ hệ thống”, TCNCYH 98,2015, tr 31–36.