BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA KỸ THUẬT CẮT U THẦN KINH NỘI TIẾT ĐƯỜNG TIÊU HOÁ QUA NỘI SOI ỐNG MỀM

Việt Hằng Đào 1,2,3,, Ngọc Minh Trần2, Thị Thu Trang Trần 1,4, Văn Long Đào 1,2
1 Viện Nghiên cứu và đào tạo Tiêu hóa, gan mật
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
4 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu thu thập 25 bệnh nhân với 26 khối u có chẩn đoán u thần kinh nội tiết đường tiêu hóa qua kết quả mô bệnh học từ 01/01/2016 đến 31/07/2020. Chủ yếu các khối ở trực tràng (84,6%), xuất phát tại lớp dưới niêm mạc (61,1%) và có kích thước dưới 2cm (100%). Tất cả các khối u có ranh giới rõ và xung quanh không thấy có hạch. Các bệnh nhân được cắt khối u bằng snare có tiêm phồng adrenalin 1/10000 (73,1%) hoặc theo phương pháp cắt polyp không tiêm adrenalin (26,9%). Tỷ lệ cắt hết toàn bộ các khối u đạt 100%. Mức độ thực hiện kỹ thuật đạt kết quả tốt là 24 bệnh nhân (96,0%), có 1 bệnh nhân không đạt (4,0%) do sau cắt xảy ra tai biến thủng trực tràng phải phẫu thuật nội soi qua ống hậu môn để khâu đóng. Tất cả các khối u đều có kết quả mô bệnh học của NET điển hình và có 8/25 bệnh nhân có kết quả hóa mô miễn dịch đối với một số maker CD56, Chromogranin, CK10, HE, Ki67, Neuron-specific enolase, synaptiphysin. Nghiên cứu bước đầu cho thấy kỹ thuật cắt u qua nội soi ống mềm là kỹ thuật có hiệu quả và an toàn trong điều trị u thần kinh nội tiết đường tiêu hoá.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Yao, J.C., et al., One hundred years after "carcinoid": epidemiology of and prognostic factors for neuroendocrine tumors in 35,825 cases in the United States. J Clin Oncol, 2008. 26(18): p. 3063-72.
2. National Comprehensive Cancer Network, Neuroendocrine and Adrenal Tumors (Version 2.2020) 2020.
3. Pavel, M., et al., Gastroenteropancreatic neuroendocrine neoplasms: ESMO Clinical Practice Guidelines for diagnosis, treatment and follow-up. Ann Oncol, 2020. 31(7): p. 844-860.
4. Modlin, I.M., et al., Current status of gastrointestinal carcinoids. Gastroenterology, 2005. 128(6): p. 1717-51.
5. WHO classification of Tumours Editorial Board, Digestive system tumours. 5th ed. 2019: World Health Organization (WHO).
6. Longcroft-Wheaton, G. and P. Bhandari, Endoscopic resection of submucosal tumors. Expert Rev Gastroenterol Hepatol, 2015. 9(5): p. 659-69.
7. Zhang, Q., et al., Endoscopic resection of gastric submucosal tumors: A comparison of endoscopic nontunneling with tunneling resection and a systematic review. Saudi journal of gastroenterology: official journal of the Saudi Gastroenterology Association, 2017. 23(1): p. 52-59.
8. Maggard, M.A., J.B. O'Connell, and C.Y. Ko, Updated population-based review of carcinoid tumors. Ann Surg, 2004. 240(1): p. 117-22.
9. Jetmore, A.B., et al., Rectal carcinoids: the most frequent carcinoid tumor. Dis Colon Rectum, 1992. 35(8): p. 717-25.