YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG SINH NON SAU PHẪU THUẬT LASER QUANG ĐÔNG ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG TRUYỀN MÁU SONG THAI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Thị Huyền Thương Phan 1,2,, Duy Ánh Nguyễn 1,2, Sỹ Hùng Hồ 2, Thị Sim Nguyễn 1, Thị Thu Hà Nguyễn 1, Quang Vinh Trương 3
1 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
2 Bộ môn Phụ Sản - Trường Đại học Y Hà Nội
3 Trường Đại học Y Dược – Đại Học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định yếu tố tiên lượng nguy cơ sinh non sau phẫu thuật laser quang đông điều trị hội chứng truyền máu song thai (HCTMST). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp không đối chứng, từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 11 năm 2020, 21 thai phụ được chẩn đoán HCTMST giai đoạn II – IV theo phân loại Quintero, tuổi thai từ 16 – 26 tuần được phẫu thuật laser đông mạch máu dây rốn chọn lọc điều trị HCTMST. Kết quả: Tuổi thai trung bình lúc sinh là 34,70 ± 4,33, tuần thai thai giữ thêm trung bình từ lúc phẫu thuật 12,97 tuần. Trên 50% thai phụ đẻ non dưới 37 tuần, 31% đẻ non dưới 34 tuần. Nguy cơ sinh non trước 34 tuần sau phẫu thuật tăng lên 4,33 lần nếu tuần thai phẫu thuật trên 22 tuần, tương tự nguy cơ sinh non tăng lên hơn 8,67 lần nếu chiều dài cổ tử cung 48 giờ sau phẫu thuật giảm trên trên 9,5%. Tỷ lệ sống của sơ sinh sau phẫu thuật là 90,48%. Sau phẫu thuật có 2 ca thai lưu trong vòng 7 ngày sau phẫu thuật chiếm 6,06%, không ghi nhận biến chứng trong phẫu thuật và biến chứng mẹ sau phẫu thuật. Kết luận: Tuần tuổi thai lúc phẫu thuật và thay đổi chiều dài cổ tử cung sau phẫu thuật 48 giờ là yếu tố có thể tiên lượng nguy cơ đẻ non sau phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. J. Akkermansa, S. H. P. Peetersa, F. J. Klumpera et al (2015). A worldwide survey of laser surgery for twin–twin transfusion syndrome. Ultrasound Obstet Gynecol, 45, 168 - 174.
2. J. Akkermansa, S. H. P. Peetersa, F. J. Klumpera et al (2015). Twenty-Five Years of Fetoscopic Laser Coagulation in Twin-Twin Transfusion Syndrome: A Systematic Review. Fetal Diagn Ther 38, 241-253.
3. J. S. Viral M. Pandya∗, Claire Colmant, Yves Ville (2020). Current Practice and Protocols: Endoscopic Laser Therapy for Twin-Twin Transfusion Syndrome. Maternal-Fetal Medicine, 2:1,
4. M. Amol Malshe, L. K. M. Saul Snowise M.D., M.B.B.S., Noemi Boring., andD. O. Anthony Johnson, Michael W. Bebbington, M.D. M.H.Sc., Kenneth J. Moise Jr., M.D., Ramesha Papanna, M.D., M.P.H. (2017). Preterm delivery after fetoscopic laser surgery for twin-twin transfusion syndrome: etiology and its risk factors. Ultrasound Obstet Gynecol, 49 (5), 612-616.
5. R Townsend. anda. A. Khalil (2018). Ultrasound surveillance in twin pregnancy: An update for practitioners. ISOUG,
6. Quintero R.A, Morales W.J, Allen M.H et al (1999). Staging of twin-twin transfusion syndrome. J Perinatol, 19 (8 Pt 1), 550-555.
7. S. Shinar, S. Agrawal, D. El-Chaar et al (2021). Selective fetal reduction in complicated monochorionic twin pregnancies: A comparison of techniques. Prenat Diagn, 41 (1), 52-60.
8. F. Rahimi-Sharbaf, M. Ghaemi, A. A. Nassr et al (2021). Radiofrequency ablation for selective fetal reduction in complicated Monochorionic twins; comparing the outcomes according to the indications. BMC Pregnancy Childbirth, 21 (1), 189.