NHIỄM HPV NGUY CƠ CAO TRÊN BỆNH NHÂN CÓ TẾ BÀO ÂM ĐẠO CỔ TỬ CUNG BẤT THƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm HPV nguy cơ cao trên bệnh nhân có tế bào âm đạo cổ tử cung bất thường và đối chiếu giữa kết quả HPV nguy cơ cao với kết quả tế bào âm đạo cổ tử cung bất thường. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 259 phụ nữ đến khám tại khoa khám bệnh bệnh viện phụ sản Trung ương có xét nghiệm HPV nguy cơ cao và kết quả tế bào âm đạo CTC bất thường trong thời gian từ tháng 8/ 2020 đến tháng 4/ 2021. Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình của phụ nữ làm xét nghiệm là 38 ±9,1; số phụ nữ trong độ tuổi từ 25 – 39 chiếm 52,9%. Có 76,4% trường hợp bị nhiễm HPV trong đó: 37,1% nhiễm 1/12 Typ nguy cơ cao khác chiếm tỷ lệ cao nhất; 17,8% nhiễm Typ 16; 6,2% nhiễm Typ 18; 15,4% nhiễm từ 2 typ trở lên. Tỷ lệ tế bào âm đạo cổ tử cung bất thường: 0,8% là ung thư tế bào vảy; 42,9% có tổn thương LSIL chiếm tỷ lệ cao nhất; 18,5% là HSIL; 34,4% là tế bào phản ứng (ASC: 30,5% và AGC: 3,9%). Có 69,6% tế bào ASCUS bị nhiễm HPV; 85,6% tế bào LSIL nhiễm HPV; 81,3% HSIL có nhiễm HPV và cả 2 trường hợp ung thư biểu mô vảy đều không nhiễm HPV.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư cổ tử cung, sàng lọc tế bào học phụ khoa, HPV
Tài liệu tham khảo
2. Bộ y tế-Vskbmt. Kế hoạch hành động quốc gia dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung giai đoạn 2016-2025. 2016.
3. Lê Quang Vinh LTH. Phát hiện tỉ lệ nhiễm HPV và tế bào cổ tử cung bất thường ở phụ nữ Thái Nguyên. Tạp chí nghiên cứu y học. 2013;3.
4. Trương Quang Vinh. Nghiên cứu nhiễm Human Papilloma virus ở các phụ nữ có các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung, . Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế. 2010.
5. J. Thomas Cox MPEC, PhD, MPH; Catherine M. Behrens, MD, PhD; Abha Sharma, PhD;Thomas C. Wright Jr, MD; Jack Cuzick, PhD;. and the Athena HPV Study Group, (2012), Comparison of cervical cancer screening strategies incorporating different combinations of cytology, HPV testing, and genotyping for HPV 16/18: results from the ATHENA HPV study. American Journal of Obstetrics and Gynecology 2012.
6. Phạm Thị Ngọc Xuân TTL. Tầm soát ung thư cổ tử cung tại các xã huyện Thủ Thừa tỉnh Long An. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh. 2008;1:12.
7. NatachaPhoolcharoen N, ThaniyaSricharunrat, SiripornSaeloo, WaraphornKrongthong (2017). A population-based study of cervical cytology findings and human papillomavirus infection in a suburban area of Thailand. Gynocologic oncology report. 2017;21:73.
8. Nguyễn Thị Hồng Nga. Khảo sát mối liên quan giữa nhiễm HPV nguy cơ cao với các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung tại bệnh viện phụ sản trung ương. Đại học Y Hà Nội 2017.