MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ CA19-9, CEA HUYẾT THANH VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐƯỜNG MẬT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Ung thư đường mật (CCA) là một khối u ác tính nguyên phát bắt nguồn từ các tế bào biểu mô ống mật. Bệnh thường phát hiện ở giai đoạn muộn và tiên lượng xấu của khối u này dẫn đến nhu cầu cấp thiết tìm hiểu về dấu ấn sinh học. Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa nồng độ CA 19-9, CEA huyết thanh với một số yếu tố ở bệnh nhân ung thư đường mật. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện ở 52 bệnh nhân CCA. Bệnh nhân được làm các xét nghiệm miễn dịch, chụp CT bụng, nội soi, xạ hình xương đánh giá di căn. Chẩn đoán xác định bằng sinh thiết và xét nghiệm mô bệnh học bằng phương pháp nhuộm Hematoxylin-Eosin. Kết quả: Tỉ lệ tăng CA 19-9 là 63.5%. Tỉ lệ tăng CEA là 44.2%. CA 19-9 cao nhất (756.2 ± 871.3) ở giai đoạn 3 theo TNM, p = 0.9. CEA cao nhất (184.6 ± 371.2) ở giai đoạn 3 theo TNM, p = 0.3. CA 19-9 của ung thư đường mật trong gan là 715.3 ± 605.7, ngoài gan 436.2 ± 517.5, p = 0.2. CEA của ung thư đường mật trong gan là 88.0 ± 268.9, ngoài gan 17.6 ± 23.4, p = 0.4. Nồng độ CA 19-9 và kích thước khối u có mối liên hệ tương quan tuyến tính yếu, r = 0.22 (r < 0.3), p = 0.11. Nồng độ CEA và kích thước khối u có mối liên hệ tương quan tuyến tính yếu, r = 0.19 (r < 0.3), p = 0.17. Nồng độ CA 19-9 trung bình của những bệnh nhân được cắt gan là 278.4 ± 522.6 thấp hơn nhiều so với những bệnh nhân không thể cắt gan 756.8 ± 582.4, p = 0.02. Nồng độ CEA trung bình của những bệnh nhân được cắt gan là 49.8 ± 122.1 thấp hơn so với những bệnh nhân không thể cắt gan 82.6 ± 268.0, p = 0.7. Kết luận: Nồng độ CA 19-9 ở bệnh nhân cắt gan thấp hơn so với bệnh nhân điều trị bằng hóa chất, xạ trị, điều trị giảm nhẹ. Chưa thấy mối liên quan giữa CEA và giai đoạn TNM, phân loại ung thư đường mật, chỉ định điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư đường mật, Carbohydrate antigen 19-9, Carcinoembryonic antigen
Tài liệu tham khảo
2. Cardinale V, Semeraro R, Torrice A, et al. (2010). Intra-hepatic and extra-hepatic cholangiocarcinoma: New insight into epidemiology and risk factors. World J Gastrointest Oncol., 2(11): 407–416.
3. Malaguarnera G, Paladina I, Giordano M, et al. (2013). Serum Markers of Intrahepatic Cholangiocarcinoma. Dis Markers., 34(4): 219–228.
4. Sasaki K, Margonis G.A, Andreatos N, et al. (2018). Serum tumor markers enhance the predictive power of the AJCC and LCSGJ staging systems in resectable intrahepatic cholangiocarcinoma. HPB (Oxford). 20 (10): 956-965.
5. Ramage J.K, Donaghy A, Farrant J.M, et al. (1995). Serum Tumor Markers for the Diagnosis of Cholangiocarcinoma in Primary Sclerosing Cholangitis. Gastroenterology, 108:865-869
6. Qin X.L, Wang Z.R, Shi J.S, et al. (2004). Utility of serum CA19-9 in diagnosis of cholangiocarcinoma: in comparison with CEA. World Journal of Gastroenterology, 10(3):427-432.
7. Jaklitsch M, Petrowsky H. (2019). The power to predict with biomarkers: carbohydrate antigen 19-9 (CA 19-9) and carcinoembryonic antigen (CEA) serum markers in intrahepatic cholangiocarcinoma. Translational Gastroenterology and Hepatology, 20: 956-65.
8. Loosen S.H, Roderburg C, Kauertz K.L, et al. (2017). CEA but not CA19-9 is an independent prognostic factor in patients undergoing resection of cholangiocarcinoma. Scientific Reports., 7: 16975.