MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ DOPAMIN HUYẾT TƯƠNG VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN TRẦM CẢM CHỦ YẾU

Văn Hiệp Cao 1,, Xuân Tĩnh Đỗ 1, Văn Linh Nguyễn 1, Việt Hùng Đinh 1, Thị Thu Phạm 1
1 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ Dopamin huyết tương với một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân trầm cảm chủ yếu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang trên nhóm bệnh gồm 62 bệnh nhân trầm cảm chủ yếu điều trị nội trú tại Khoa Tâm thần, bệnh viên Quân y 103. Nhóm chứng gồm 31 người khỏe mạnh có sự tương đồng về tuổi và giới tính với nhóm bệnh. Kết quả: Tỷ lệ nam giới ở nhóm nghiên cứu nhiều hơn nữ giới, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tuổi trung bình của nhóm bệnh và nhóm chứng lần lượt là 38,76±13,20 và 39,71±14,27; sự khác biệt cũng không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Nồng độ Dopamin huyết tương ở nhóm bệnh nhân trầm cảm (24,96±12,55 pg/ml) thấp hơn nhóm chứng (28,72±11,95 pg/ml), tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Nồng độ Dopamin huyết tương ở đối tượng nghiên cứu (nhóm bệnh và nhóm chứng) khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo giới tính và độ tuổi. Nồng độ Dopamin huyết tương ở nhóm bệnh nhân trầm cảm chủ yếu có loạn thần thấp hơn nhóm trầm cảm không có loạn thần, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (18,26±13,32 pg/ml và 25,68±12,38 pg/ml, với p>0,05). Không tồn tại mối liên quan giữa nồng độ Dopamin huyết tương với điểm Beck ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu. Kết luận: Nồng độ Dopamin huyết tương ở nhóm bệnh nhân trầm cảm chủ yếu ít biến đổi so với nhóm chứng. Nồng độ Dopamin huyết tương ở bệnh nhân trầm cảm chủ yếu không phụ thuộc vào giới tính, tuổi, triệu chứng loạn thần và điểm trắc nghiệm Beck.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. American Psychiatric Association, Diagnostic and Statistical manual of mental disorder, (2013), 155-188.
2. Gotlib I.H, Hammen C.L, Handbook of Depression, New York, (2009), 187-218.
3. Belujon P., Grace A. A. ,"Dopamine System Dysregulation in Major Depressive Disorders", Int J Neuropsychopharmacol, (2017), 20(12), 1036-1046.
4. Wyatt R. J., Portnoy B., Kupfer D. J. et al., "Resting plasma catecholamine concentrations in patients with depression and anxiety", Arch Gen Psychiatry, (1971), 24(1), 65-70.
5. Mazure C. M., Bowers M. B., Jr., Hoffman F., Jr. et al, "Plasma catecholamine metabolites in subtypes of major depression", Biol Psychiatry, (1987), 22(12), 1469-72.
6. Devanand D. P., Bowers M. B., Jr., Hoffman F. J., Jr. et al, "Elevated plasma homovanillic acid in depressed females with melancholia and psychosis", Psychiatry Res, (1985), 15(1), 1-4.
7. Hamner M. B., Diamond B. I., "Plasma dopamine and norepinephrine correlations with psychomotor retardation, anxiety, and depression in non-psychotic depressed patients: a pilot study", Psychiatry Res, (1996), 64(3), 209-11.
8. Kendler K. S., Heninger G. R., Roth R. H., "Influence of dopamine agonists on plasma and brain levels of homovanillic acid", Life Sci, (1982), 30(24), 2063-9.