NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ MỘT SỐ CYTOKINE TRONG HUYẾT TƯƠNG CỦA BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG GHÉP TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ ĐỒNG LOÀI TỪ MÔ DÂY RỐN

Thị Bích Phượng Lê 1,, Quyết Đỗ 2, Văn Đông Lê 3, Văn Mão Cấn 4, Lĩnh Toàn Nguyễn 4, Viết Nhung Nguyễn 5, Khắc Hưng Đồng 2, Minh Trung Đỗ 2
1 Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh
2 Viện Nghiên cứu Y Dược học Quân sự, Học viện Quân y
3 Viện Y học Dự phòng Quân đội
4 Học viện Quân y
5 Bệnh viện Phổi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định nồng độ và đánh giá sự thay đổi nồng độ một số cytokine trong huyết tương của bệnh nhân (BN) bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) được ghép bằng tế bào gốc trung mô (TBGTM) đồng loài từ mô dây rốn và huyết tương giàu tiểu cầu. Đối tượng và phương pháp: Các mẫu huyết tương của 10 bệnh nhân BPTNMT được điều trị bằng phương pháp nội khoa và 18 BN được ghép bằng tế bào gốc trung mô (TBGTM) đồng loài từ mô dây rốn và huyết tương giàu tiểu cầu, được thu nhận tại Bệnh viện Phổi Trung ương và Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh ở các thời điểm trước khi ghép tế bào gốc (0) và sau 1, 3, 7 và 12 tháng ghép tế bào gốc và được xét nghiệm định lượng nồng độ các cytokine IL-1β, IL-6, IL-8, IL-10, IFN-γ, TNF-α và VEGF trong huyết tương bằng phương pháp ELISA. Kết quả: Nồng độ cytokine trước khi điều trị của nhóm chứng cao hơn nhưng không đáng kể so với nhóm điều trị (p>0,05), trừ TNF-α (p<0,05). Sau khi điều trị, ở nhóm chứng, IL-8, IL-1β, IL-6, IFN-γ và IL-10 có xu hướng tăng, trong khi TNF-α và VEGF giảm (p>0,05); ở nhóm điều trị, các cytokine đều giảm biểu hiện riêng IL-10 và VEGF tăng (p<0,05). Kết luận: Nồng độ cytokine viêm của bệnh nhân TBGTM được ghép bằng TBGTM dây rốn và huyết tương giàu tiểu cầu giảm và yếu tố tăng trưởng nội mô tăng sau khi điều trị có thể giúp cải thiện tình trạng viêm và tăng phục hồi mô bị tổn thương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Global initiative for Chronic obstructive lung disease (2017), "Global strategy for the diagnosis, management, and prevention of chronic obstructive pulmonary disease 2017 report".
2. Barnes P.J. (2009), "The cytokine network in chronic obstructive pulmonary disease.", Am J Respir Cell Mol Biol,41(6), pp. 631-638.
3. Guan X., Song L., Han F., et al (2013), "Mesenchymal stem cells protect cigarette smoke‐damaged lung and pulmonary function partly via VEGF–VEGF receptors", J Cell Biochem, 114(2), pp. 323-335.
4. Dao Ngoc Bang, Dong Khac Hung, Ta Ba Thang, et al. (2017), "Results of one-way bronchial value placement in treatment of emphysema", J Mil Pharmaco-Medicine, 7, pp. 78-88.
5. Chen J., Li X. and Huang C.L. et al (2020), "Change of Serum Inflammatory Cytokines Levels in Patients With Chronic Obstructive Pulmonary Disease, Pneumonia and Lung Cancer", Technol Cancer Res Treat, 19.
6. Wei B. and Sheng Li C. (2018), "Changes in Th1/Th2-producing cytokines during acute exacerbation chronic obstructive pulmonary disease", J Int Med Res, 46(9), pp. 3890-3902.
7. Yu Y., Zhao L., Xie Y., et al (2020), "Th1/th17 cytokine profiles are associated with disease severity and exacerbation frequency in copd patients", Int J COPD, 15, pp. 1287-1299.
8. Silva B.S.A., Lira F.S., Ramos D., et al (2018), "Severity of COPD and its relationship with IL-10", Cytokine, 106(95-100).
9. Huh J.W., Kim S.Y., J.H. L. (2011), "Huh J.W., Kim S.Y., Lee J.H., et al. (2011). Bone marrow cells repair cigarette smoke-induced emphysema in rats", Am J Physiol - Lung Cell Mol Physiol, 301(3).
10. Voelkel N.F., Vandivier R.W., R.M. T. (2006), "Vascular endothelial growth factor in the lung", Am J Physiol - Lung Cell Mol Physiol, 290(2).