KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HÓA XẠ TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG GIAI ĐOẠN III TRƯỚC MỔ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị hóa xạ trị ung thư trực tràng giai đoạn III với Cappecitabine trước mổtại Bệnh viện Trung ương quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu và hồi cứu từ tháng 12.2015 đến tháng 3. 2020 trên 73 bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn IIIcòn khả năng phẫu thuật, được hóa xạ tiền phẫu liều 50,4Gy/28fx trong 5,5 tuần cùng với Capecitabine 825mg/m2, 2 lần/ngày, x 5-7 ngày/tuần. Các bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật sau 4-12 tuần kết thúc hóa xạ trị. Đánh giá độc tính do hóa xạ trị, đáp ứng trên lâm sàng, đáp ứng trên giải phẫu bệnh sau mổ, khả năng bảo tồn cơ thắt hậu môn và biến chứng sau mổ. Kết quả: Tỷ lệ đáp ứng toàn bộ trên lâm sàng là 75,3% (55/73), trong đó có 8,2% (6/73) đáp ứng hoàn toàn. Trên giải phẫu bệnh sau mổ, tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng làm giảm giai đoạn khối u (T) là 54,79% (40/73), trong đó 4,1% (3/73) đạt đáp ứng hoàn toàn (pT0). Tất cả bệnh nhân dung nạp điều trị tốt, không có độc tính độ 4, thường gặp viêm trực tràng do xạ trị độ 1-2 chiếm 27,4% (20/73) và độ 3 có 01 trường hợp chiếm 1,3% , viêm da do xạ trị độ 1- 2 có30,1% (22/73), mệt mỏi độ 1-2 có 17,8% (13/73), viêm đường tiết niệu độ 1 có 8,2% (6/73), sút cân 9,6% (7/73). Phẫu thuật bảo tồn cơ thắt đạt 84,9% (62/73). Biến chứng sau mổ chỉ có 6,8% (5/73) rò miệng nối. Kết luận: Điều trị hóa xạ trị ung thư trực tràng giai đoạn III với Capecitabine đạt tỷ lệ cao giảm giai đoạn sau điều trị, làm tăng khả năng phẫu thuật bảo tồn cơ thắt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hóa xạ tiền phẫu, ung thư trực tràng
Tài liệu tham khảo
2. O’Connell M.J. et al (2005), “Update on design of the National Surgical Adjuvant Breast and Bowel Project trial R-04”, J Clin Oncol, 23:pp.933-934.
3. Camma C., Giunta M., Fiorica Fet al (2000), “Preoperative radiotherapy for resectable rectal cancer: A meta-analysis”, JAMA, 284:pp.1008-1015.
4. Sauer R., Becker H., Hohenberger Wet al (2004), “Preoperative versus postoperative chemoradiotherapy for rectal cancer”, N Engl J Med, 351:pp.1731-1740.
5. Twelves C. (2002), “Xeloda Colorectal Cancer Group. Capecitabine as first-line treatment in colorectal cancer: Pooled data from two large, phase III trials”, Eur J Cancer, 38(2):pp.15-20.
6. Dupuis O., Vie B., Lledo Get al (2004), “Capecitabine chemoradiation in the preoperative treatment of patients with rectal adenocarcinomas: a phase II GERCOR trial”, Proc Am Soc Clin Oncol, 23:pp.255.
7. Gambacorta M.A., Valentini V., Morganti A.G. et al (2004), “Chemoradiation with raltitrexed and oxaliplatin in preoperative treatment of stage II-III resectable rectal cancer: Phase I and II studies”, Int J Radiat Oncol Biol Phys, 60:pp.139-148.
8. Phạm Cẩm Phương (2013), “Đánh giá hiệu quả của xạ trị kết hợp Capecitabine trước mổ trong ung thư trực tràng thấp tiến triển tại chỗ”. Luận án tiến sỹ Y khoa, Đại học Y Hà Nội.