KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐỐI VỚI HỆ THỐNG ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH NGOẠI TRÚ TRỰC TUYẾN TẠI KHOA KHÁM BỆNH BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

Hoài Nam Thái 1,, Văn Minh Hoàng 2
1 Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh
2 Trường Đại học Y tế công cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện nay tại Việt Nam người bệnh (NB) chủ yếu vẫn sử dụng hình thức đăng ký khám bệnh truyền thống, việc này làm tiêu tốn khá nhiều thời gian và nhân lực cho việc nhận đăng ký, đồng thời không nhận được sự hài lòng cao từ NB và người nhà NB. Nhiều nghiên cứu trước đây đã cho thấy rằng lợi ích từ việc đăng kí khám bệnh trực tuyến là vượt trội hơn so với hình thức đăng ký truyền thống. Do đó việc triển khai áp dụng hệ thống đăng ký khám bệnh ngoại trú trực tuyến và tiến hành đánh giá phản hồi của NB tại Khoa khám bệnh tại Bệnh viện là điều vô cùng cần thiết. Mục tiêu: Khảo sát ý kiến của người bệnh đối với hệ thống đăng ký khám bệnh ngoại trú trực tuyến tại khoa khám bệnh Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, định lượng kết hợp định tính, được tiến hành trên 672 người bệnh từ 18 đến 74 tuổi đến khám ngoại trú tại Khoa khám bệnh thuộc Cơ sở 1- Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 3/2020. Kết quả: Khoảng 95% người bệnh hài lòng khi đăng ký khám bệnh bằng phần mềm trực tuyến và 75% cho rằng giá dịch vụ đăng ký là hợp lý. Sau khi đăng ký khám bệnh trực tuyến, hơn 99% người bệnh muốn giới thiệu hình thức này cho người thân, bạn bè. Kết luận: Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn trong giai đoạn triển khai thực hiện, tuy nhiên hệ thống đăng ký khám bệnh trực tuyến đã được đông đảo người bệnh ủng hộ tin dùng. Bệnh viện cần đẩy mạnh hoạt động quảng bá hệ thống để mở rộng việc sử dụng hình thức đăng ký trực tuyến này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Công văn 102/CNTT-YTĐTI ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Cục Công nghệ thông tin– Bộ Y tế về việc Tăng cường ứng dụng CNTT tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Phần mềm quản lý thông tin bệnh viện (HIS) phải chuẩn hóa toàn bộ danh Mục dùng chung hiện đang sử dụng trong Phần mềm theo danh Mục dùng chung do Bộ Y tế và cơ quan có thẩm quyền ban hành; hoàn thiện Phần mềm HIS có đầy đủ các chức năng đáp ứng yêu cầu quản lý bệnh viện.
2. Aburayya A, Alshurideh M, Albqaeen A, Alawadhi D, Ayadeh I. An investigation of factors affecting patients waiting time in primary health care centers: An assessment study in Dubai. J Management Science Letters. 2020;10(6):1265-76.
3. Cao W, Wan Y, Tu H, Shang F, Liu D, Tan Z, et al. A web-based appointment system to reduce waiting for outpatients: A retrospective study. BMC Health Services Research. 2011;11(1):318.
4. De Lusignan S, Mold F, Sheikh A, Majeed A, Wyatt JC, Quinn T, et al. Patients' online access to their electronic health records and linked online services: a systematic interpretative review. BMJ open. 2014;4(9):e006021.
5. Jones R, Menon-Johansson A, Waters A, Sullivan A. eTriage–a novel, web-based triage and booking service: enabling timely access to sexual health clinics. J International journal of STD & AIDS. 2010;21(1):30-3.
6. Thao Thi Nguyen S, Yamamoto E, Thi Ngoc Nguyen M, Bao Le H, Kariya T, Saw YM, et al. Waiting time in the outpatient clinic at a national hospital in Vietnam. Nagoya journal of medical science. 2018;80(2):227-39.
7. Turner J, Knowles E, Simpson R, Sampson F, Dixon S, Long J, et al. Health Services and Delivery Research. Impact of NHS 111 Online on the NHS 111 telephone service and urgent care system: a mixed-methods study. Southampton (UK)2021.
8. Zhang M, Zhang C, Sun Q, Cai Q, Yang H, Zhang Y. Questionnaire survey about use of an online appointment booking system in one large tertiary public hospital outpatient service center in China. BMC Med Inform Decis Mak. 2014;14:49-49. doi:10.1186/1472-6947-14-49.