YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HẠ NHÃN ÁP CỦA THUỐC PHỐI HỢP BRIMONIDIN/BRINZOLAMIDE (SIMBRINZA) TRONG ĐIỀU TRỊ GLÔCÔM

Tấn Đỗ 1,, Thị Thu Thuỷ Phạm 2, Thị Hồng Nhung Nguyễn 1
1 Bệnh viện Mắt Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số yếu tố liên quan đến hiệu quả hạ nhãn áp của thuốc phối hợp Simbrinza trong điều trị bệnh glôcôm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu thực hiện trên 50 mắt của 30 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, được chẩn đoán xác định glôcôm chưa đạt được nhãn áp đích với một loại thuốc tra hạ nhãn áp. BN được tra 1 giọt Simbrinza vào mắt glôcôm và đánh giá lại nhãn áp 2 giờ sau khi nhỏ thuốc. Nếu NA hạ trên 25%, không có tác dụng phụ, tiếp tục điều trị thuốc 2 lần/ ngày và đánh giá tại các thời điểm 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng về tình trạng chức năng và thực thể tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nhãn áp. Kết quả: Có mối liên quan giữa thời gian phát hiện bệnh, nhãn áp nền, tiền sử điều trị thuốc với hiệu quả hạ nhãn áp. Bệnh nhân phát hiện bệnh sớm trước 1 tháng có tỷ lệ nhãn áp giảm cao hơn, nhãn áp nền càng cao tỷ lệ hạ nhãn áp của thuốc càng cao, những trường hợp chưa dùng thuốc hạ nhãn áp có tỷ lệ thành công cao hơn đã điều trị thuốc hạ nhãn áp. Không có mối liên quan rõ rệt giữa tuổi, giới, hình thái glôcôm, giai đoạn bệnh cũng như tiền sử bệnh mắt và toàn thân với kết quả điều trị. Kết luận:  Có mối liên quan có ý nghĩa giữa thời gian phát hiện bệnh, nhãn áp nền, tiền sử điều trị thuốc với hiệu quả hạ nhãn áp của thuốc Simbrinza trong điều trị bệnh lý glôcôm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kumarasamy NA, Lam FS, Wang AL, Theoharides T. Glaucoma: Current and Developing Concepts for Inflammation, Pathogenesis and Treatment. European Journal of Inflammation. 2006;4.
2. Vijaya L, et al. Prevalence and causes of low vision and blindness in an urban population [The Chennai Glaucoma Study. Indian J Ophthalmol] 2014.
3. Robin AL, Covert D. Does adjunctive glaucoma therapy affect adherence to the initial primary therapy? Ophthalmology. 2005;112(5):863-8687.
4. Sleath B, Robin AL, Covert D, Byrd JE, Tudor G, Svarstad B. Patient-reported behavior and problems in using glaucoma medications. Ophthalmology. 2006;113(3):431-436.
5. Petrov SY, Zinina VS, Volzhanin AV. [The role of fixed dose combinations in the treatment of primary open-angle glaucoma]. Vestn Oftalmol. 2018;134(4):100-107.
6. Gandolfi SA, Lim J, Sanseau AC, Parra Restrepo JC, Hamacher T. Randomized Trial of Brinzolamide/Brimonidine Versus Brinzolamide Plus Brimonidine for Open-Angle Glaucoma or Ocular Hypertension. Adv Ther. 2014;31(12):1213-1227.
7. Aung T, Laganovska G, Hernandez Paredes TJ, Branch JD, Tsorbatzoglou A, Goldberg I. Twice-daily brinzolamide/brimonidine fixed combination versus brinzolamide or brimonidine in open-angle glaucoma or ocular hypertension. Ophthalmology. 2014;121(12):2348-2355.
8. Feldman RM, Katz G, McMenemy M, Hubatsch DA, Realini T. A Randomized Trial of Fixed-Dose Combination Brinzolamide 1%/Brimonidine 0.2% as Adjunctive Therapy to Travoprost 0.004%. American Journal of Ophthalmology. 2016;165:188-197
9. Kóthy P, Holló G. Real-life experience of using brinzolamide/brimonidine fixed drop combination in a tertiary glaucoma centre. Int Ophthalmol. 2020;40(2):377-383.