ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY TRONG CHẤN THƯƠNG RUỘT MẠC TREO TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC

Đình Minh Nguyễn 1,, Thị Thùy Linh Phạm 2
1 Bệnh viện hữu nghị Việt Đức
2 Trường Đại học y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: nghiên cứu đặc điểm hình ảnh CLVT đa dãy trong chẩn đoán chấn thương ruột mạc treo. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang 40 BN được chẩn đoán chấn thương ruột mạc treo trên CLVT đa dãy và được phẫu thuật tại bệnh viện Việt Đức từ tháng 7/2019 đến 6/2020. Kết quả phẫu thuật có 35 BN tổn thương và 5 trường hợp không có tổn thương ruột mạc treo. Kết quả: Tuổi trung bình của các BN là 32,2 ± 13,8 tuổi. Trên CLVT, dịch ổ bụng gặp nhiều nhất với 35/35 (100%) các trường hợp, khí tự do ổ bụng là 27/35 (77,1%). Các dấu hiệu dày thành ruột, bất thường tưới máu và mất liên tục thành ruột có tỉ lệ là 27/35 (77,1%), 17/35 (48,6%) và 7/35 (20%). Dấu hiệu thâm nhiễm mỡ mạc treo là 20/35 (57,1%), tụ máu mạc treo ít gặp hơn với 6/35 (17,1%) và chảy máu mạc treo là 4/35 (11,4%). Về giá trị chẩn đoán, dấu hiệu dày thành ruột và thay đổi tưới máu ruột trên CLVT có độ nhạy cao (77,1% và 80%) trong chẩn đoán chấn thương ruột mạc treo. Khí tự do ổ bụng có độ đặc hiệu (100%) và độ nhạy (77,1%) là rất đáng tin cậy (p<0,01). Khí sau phúc mạc là dấu hiệu âm tính có ý nghĩa trong chấn thương ruột mạc treo (p<0,01).  Kết luận: Cắt lớp vi tính đa dãy là phương pháp tin cậy trong chẩn đoán chấn thương ruột mạc treo.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. M. Atri, J. M. Hanson, L. Grinblat et al. (2008). Surgically important bowel and/or mesenteric injury in blunt trauma: accuracy of multidetector CT for evaluation. Radiology, 249(2), 524-33.
2. C. A. LeBedis, S. W. Anderson and J. A. Soto. (2012). CT imaging of blunt traumatic bowel and mesenteric injuries. Radiol Clin North Am, 50(1), 123-36.
3. M. K. McNutt, N. R. Chinapuvvula, N. M. Beckmann et al. (2015). Early surgical intervention for blunt bowel injury: the Bowel Injury Prediction Score (BIPS). J Trauma Acute Care Surg, 78(1), 105-11.
4. N. Chereau, M. Wagner, C. Tresallet et al. (2016). CT scan and Diagnostic Peritoneal Lavage: towards a better diagnosis in the area of nonoperative management of blunt abdominal trauma. Injury, 47(9), 2006-11.
5. M. Wandling, J. Cuschieri, R. Kozar et al. (2021). Multi-center validation of the Bowel Injury Predictive Score (BIPS) for the early identification of need to operate in blunt bowel and mesenteric injuries. Injury.
6. Y. B. Shi, J. M. Hao, C. N. Hu et al. (2015). Diagnosis of bowel and mesenteric blunt trauma with multidetector CT. Eur Rev Med Pharmacol Sci, 19(9), 1589-94.
7. D. D. Bates, M. Wasserman, A. Malek et al. (2017). Multidetector CT of Surgically Proven Blunt Bowel and Mesenteric Injury. Radiographics, 37(2), 613-625.
8. F. Iaselli, M. A. Mazzei, C. Firetto et al. (2015). Bowel and mesenteric injuries from blunt abdominal trauma: a review. Radiol Med, 120(1), 21-32.