NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN NANG CHỨA DƯỢC LIỆU KINH GIỚI

Thu Quỳnh Nguyễn 1,, Duy Thư Nguyễn 1, Khắc Tùng Nguyễn 1, Thị Luyến Bùi 1
1 Trường Đại học Y- Dược, Đại học Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Bào chế viên nang từ dược liệu kinh giới (Elsholtzia ciliata (Thunb) Hyland) để chuẩn hóa liều dùng và tiện lợi khi sử dụng. Nguyên liệu và phương pháp: Dược liệu kinh giới được chiết xuất bằng phương pháp Soxhlet, cô đặc dịch chiết bằng phương pháp cô quay chân không và sấy tĩnh ở nhiệt độ 40°C. Công thức viên nang cứng được xây dựng và chọn lựa dựa vào chỉ tiêu độ ẩm, tỷ trọng biểu kiến và khả năng trơn chảy của khối hạt đóng nang. Kết quả: Đã bào chế được viên nang kinh giới với liều dùng quy đổi là 2 viên/lần, ngày uống 3 lần. Kết quả định tính viên nang kinh giới bằng sắc ký lớp mỏng cho các vết trên sắc ký đồ dung dịch thử có cùng giá trị Rf và cùng màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu; hàm lượng phenolic tổng và flavonoid tổng trong viên nang tương ứng là 0,31% và 0,105%. Thêm vào đó, viên nang đạt yêu cầu về độ đồng đều khối lượng, độ rã, độ ẩm theo tiêu chuẩn viên nang của Dược điển Việt Nam V.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn Bào chế (2006), “Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc”, NXB Y học, tập II, tr.205 – 216.
2. Bộ Y tế (2018), “Dược Điển Việt Nam V”, Nhà xuất bản y học.
3. Trần Phúc Đạt (2016), “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học trong cây Kinh giới (Elsholtzia ciliata) ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Lauryna Pudziuvelytea, Valdas Jakštas, Liudas Ivanauskasd (2018), “Different extraction methods for phenolic and volatile compounds recovery from Elsholtzia ciliata fresh and dried herbal materials”, Industrial Crops & Products (120), pp. 286–294.
5. D. Marinova, F. Ribarova, M. Atanassova (2005), “Total phenolics and total flavonoids In bulgarian fruits and vegetables”, Journal of the University of Chemical Technology and Metallurgy, Vol.40 (3), pp. 255-260.