ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TẠO HÌNH SẸO CO NGÓN TAY DO DI CHỨNG BỎNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Sẹo di chứng bỏng ngón tay là tổn thương hay gặp với nhiều hình thái và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, tổn thương sẹo co ngón thường gặp nhất và ảnh hưởng nặng nề đến chức năng bàn tay. Có nhiều phương pháp tạo hình tùy thuộc vào tình trạng co ngón và thói quen của từng phẫu thuật viên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 30 BN (22 nam và 8 nữ), tuổi từ 15 tháng đến 55 tuổi, với 56 ngónbịsẹo co do di chứng bỏng được phẫu thuật bằng các vạt tại chỗ và ghép da dày toàn bộ. Kết quả phẫu thuật được đánh giá theo các tiêu chí về sự liền thương, chức năng và thẩm mỹ ngón khi bệnh nhân ra viện và sau 3 tháng. Kết qủa: Phần lớn các trường hợp vạt và da ghép sống tốt, liền thương thì đầu, ngón cải thiện chức năng. Tuy nhiên còn 1 số trường hợp da ghép và vạt nhiễm trùng, hoại tử 1 phần gây kết quả kém, ít cải thiện chức năng vận động ngón. Kết luận: Lựa chọn phương pháp tạo hình đúng giúp điều trị sẹo di chứng bỏng ngón tay cho kết qủa tốt về cả chức năng và thẩm mỹ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sẹo di chứng bỏng ngón, vạt tại chỗ, ghép da dày
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Vũ Hoàng, Trần Thiết Sơn, Nguyễn Bắc Hùng, Nguyễn Tiến Bình. Tạo hình che phủ khuyết phần mềm trong vết thương ngón tayqua nhận xét 78 trường hợp lâm sàng. Tạp chí Y học Việt Nam. 2004; 10:67-75.
3. Phạm Văn Phúc. Các biến chứng của bỏng. Nhà xuất bản Y học; 1990.
4. Lister G. The theory of the transposition flap and its practical application in the hand. Clin Plast Surg. 1981;8(1);115-127.
5. McCauley RL. Reconstruction of the pediatric burned hand. Hand Clin.2000;16(2):249-259.
6. Vũ Thế Hùng. Đánh giá kết quả sử dụng vạt bên ngón IV trong điều trị sẹo co kéo ngón tay. Luận văn Thạc sỹ y học, trường Đại học Y Hà Nội 2014.
7. Danniel M.F. The menthods of repair. In: Plastic Surgery for Skin Defects. Vol 1.; 1972:1350-1307.
8. Salam GA, Amin JP. The basic Z-plasty. Am Fam Physician.2003;67(11):2329-2332.