ĐẶC ĐIỂM TRẦM CẢM Ở NGƯỜI BỆNH SUY TIM CÓ NYHA PHÂN ĐỘ 2,3

Nguyễn Ngọc Trần 1,2, Minh Tâm Dương 1,2,
1 Đại học Y Hà Nội
2 Viện Sức Khỏe Tâm Thần - Bệnh Viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục tiêu mô tả đặc điểm trầm cảm ở người bệnh suy tim có NYHA phân độ 2,3. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, thực hiện trên 118 người người bệnh được chẩn đoán suy tim theo tiêu chuẩn Hội Tim mạch Châu Âu năm 2016 bởi bác sĩ Viện Tim mạch – bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Người bệnh trầm cảm suy tim NYHA phân độ 2,3 gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi ≥ 70. Tuổi trung bình 65,5 ± 13,3 tuổi, thường gặp ở nữ giới. Trong 3 triệu chứng đặc trưng, hầu hết người bệnh có biểu hiện giảm năng lượng, dễ mệt mỏi với tỉ lệ 94,0%. Trong 7 triệu chứng phổ biến, phần lớn người bệnh có biểu hiện rối loạn giấc ngủ với tỉ lệ 96,0%. Trong 8 triệu chứng cơ thể (sinh học), đa số người bệnh có biểu hiện thức giấc sớm hơn ít nhất 2 giờ (96,0%), tiếp đó đến biểu hiện trầm cảm nặng lên vào buổi sáng (84,0%) và mất/giảm quan tâm, thích thú (78,0). 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Rutledge T, Reis VA, Linke SE, Greenberg BH, Mills PJ. Depression in heart failure a meta-analytic review of prevalence, intervention effects, and associations with clinical outcomes. J Am Coll Cardiol. 2006;48(8):1527-1537. doi:10.1016/ j.jacc.2006.06.055
2. Aloisi G, Zucchelli A, Aloisi B, Romanelli G, Marengoni A. Depression and heart failure: an intricate relationship. Monaldi Arch Chest Dis Arch Monaldi Mal Torace. 2019;89(3). doi:10.4081/monaldi.2019.1029
3. Yancy CW, Jessup M, Bozkurt B, et al. 2013 ACCF/AHA guideline for the management of heart failure: executive summary: a report of the American College of Cardiology Foundation/American Heart Association Task Force on practice guidelines. Circulation. 2013;128 (16): 1810-1852. doi:10.1161/ CIR.0b013e31829e8807
4. Nguyễn Văn Hải, Trần Nguyễn Ngọc. Thực trạng trầm cảm ở người bệnh suy tim. Tạp Chí Học Việt Nam. 2021;508(1):120-123.
5. Parissis JT, Nikolaou M, Farmakis D, et al. Clinical and prognostic implications of self-rating depression scales and plasma B-type natriuretic peptide in hospitalised patients with chronic heart failure. Heart Br Card Soc. 2008;94(5):585-589. doi:10.1136/hrt.2007.117390
6. Trần Thị Hà An. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người bệnh đái tháo đường typ 2. Luận văn Tiến sỹ y học. Published online 2018.
7. Bahall M. Prevalence and associations of depression among patients with cardiac diseases in a public health institute in Trinidad and Tobago. BMC Psychiatry. 2019;19:4. doi:10.1186/s12888-018-1977-3