ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ TÍNH KHÁNG THUỐC Ở BỆNH NHÂN LAO PHỔI TÁI PHÁT ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân lao phổi tái phát. Đối tượng và phương pháp: 56 BN, nam/nữ= 2.3 (39/17). Nam gặp nhiều ở lứa tuổi từ 18 – 70, nữ gặp nhiều từ 18 tuổi đến 40. Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, theo dõi dọc trên 56 bệnh nhân lao phổi tái phát được đăng ký điều trị nội, ngoại trú tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, thành phố Hồ Chí Minh, trong khoảng thời gian 02 tháng. Kết quả: Triệu chứng toàn thân gặp nhiều nhất là sốt 57,14%; Triệu chứng cơ năng phổ biến nhất là ho kéo dài 71,43%. Triệu chứng thực thể nghèo nàn, ran nổ gặp tỷ lệ 39,28%. X quang phổi: tổn thương phổi phải nhiều hơn phổi trái (46,43% so với 32,14%), thâm nhiễm không thuần nhất chiếm tỷ lệ cao nhất, 64,28%. Kết quả xét nghiệm AFB đờm (+) chiếm 58,93%, AFB âm tính 41,07%. Có 12 bệnh nhân kháng INH chiếm 21,42%; có 5 bệnh nhân kháng RMP + INH chiếm 8,93% và 39 bệnh nhân không kháng, chiếm 69,64%. Kết luận: Lao phổi kháng thuốc hay tái phát là vấn đề luôn có tính thời sự. Việc điều trị khó khăn và phức tạp hơn bệnh lao mắc mới. Nghiên cứu về lâm sàng và xét nghiệm là cần thiết và có tính khoa học, ứng dụng thực tiễn cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Lao phổi, lao kháng thuốc, lao phổi tái phát
Tài liệu tham khảo
2. Joo Hee Lee, M.D., Kyung-Wook Jo, M.D, Ph.D., and Tae Sun Shim, M.D, Ph.D (2018) Correlation between GenoType MTBDRplus Assay and Phenotypic Susceptibility Test for Prothionamide in Patients with Genotypic Isoniazid Resistance.www.e-trd.org, Tuberc Respir Dis, Published online.
3. Jamshid Gadoev, Damin Asadov, Anthony D. HarriesRecurrent tuberculosis and associated factors: A five - year countrywide study in Uzbekistan (2017), “”, PLoS One. 2017; 12(5): e0176473. 10.1371/journal.pone.0176473
4. Korhonen V, Soini H, Vasankari T(2017), “Recurrent tuberculosis in Finland 1995-2013: a clinical and epidemiological cohort study”, BMC Infect Dis. 2017 Nov 16;17(1):721. doi: 10.1186/s12879-017-2818.
5. Nguyễn Thị Phương Thảo (2008), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tính kháng thuốc của vi khuẩn lao trong lao phổi tái phát”. Luận văn Thạc sỹ, Học viện Quân y, Hà Nội 70tr.
6. Nguyễn Thị Hậu (2015), “Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng, tỷ lệ kháng thuốc và kết quả điều trị tấn công ở bệnh nhân lao phổi tái phát”. Luận văn Thạc sỹ, Học viện Quân y, Hà Nội 67tr.
7. Jacobs MG, Pinto Junior VL(2020), “Characterization of drug-resistanttuberculosis in Brazil, 2014”, Epidemiol Serv Saude. 2020 Feb 3;28(3):e2018294. doi: 10.5123/S1679.