NGHIÊN CỨU TỶ LỆ MẮC HPV VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ TRONG ĐỘ TUỔI SINH SẢN Ở HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu tỷ lệ mắc HPV và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản ở Hà Nội. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 1176 phụ nữ có gia đình trong độ tuổi từ 18 đến 49 tại quận Cầu Giấy và huyện Đông Anh, Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn, khám phụ khoa và được lấy bệnh phẩm để xét nghiệm. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm HPV là 9,27% (nhiễm typ 16 là 63,3%; typ 18 là 22,9% và cả hai typ là 13,8%). Phân tích đa biến mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và nhiễm HPV cho thấy các yếu tố sau làm tăng nguy cơ nhiễm HPV: Phụ nữ sống ở ngoại thành (OR: 2,9); có kiến thức và thực hành vệ sinh hàng ngày chưa đạt (OR: 3,6); đã nạo phá thai (OR: 2,1); có sử dụng thuốc tránh thai (OR: 2,7). Trong số phụ nữ bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, tỷ lệ bị nhiễm HPV cao hơn nhóm không bị nhiễm (38,5% so với 25,3% với p < 0,05). Kết luận: Tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đã có chồng ở quận Cầu Giấy và huyện Đông Anh, Hà Nội là 9,27%. Phụ nữ sống ở ngoại thành, có kiến thức và thực hành vệ sinh hàng ngày chưa đạt, đã nạo phá thai; có sử dụng thuốc tránh thai, bị viêm lộ tuyến cổ tử cung thì có nguy cơ cao bị nhiễm HPV so với các nhóm phụ nữ khác.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nhiễm HPV, nạo phá thai, viêm lộ tuyến cổ tử cung, thuốc tránh thai
Tài liệu tham khảo
2. Vu Quoc Huy Nguyen , Viet Quynh Tram Ngo, Minh Tam Le et al (2018). “Community-based prevalence versus hospital-based incidence of genital Human Papillomavirus infection in Central Vietnam”. J Infect Dev Ctries 2018; 12(7):568-572. doi:10.3855/jidc.10297.
3. Kim Ngoc Tran, Yoon Park, Byung-Woo Kim, Jin-Kyoung Oh, Moran Ki (2020). “Incidence and mortality of cervical cancer in Vietnam and Korea (1999-2017)”. Epidemiol Health 2020;42:e2020075.
4. Nguyen Thi Ngoc Phuong, Le Thi Thanh Xuan and Kui Son Choi et al (2020); “Knowledge of Cervical Cancer and Human Papillomavirus Vaccines among Child-Bearing Aged Women in Hanoi, Vietnam”; Asian Pac J Cancer Prev, 21 (7), 1951-1957.
5. Jacqueline Cortinhas Monteiro; Ricardo Roberto de Souza Fonseca; Tuane Carolina de Sousa Ferreira et al (2021). “Prevalence of High Risk HPV in HIV-Infected Women From Belém, Pará, Amazon Region of Brazil: A Cross-Sectional Study. Front. Public Health, 29 April 2021| https://doi.org/10.3389/fpubh.2021.649152.
6. WHO – Regional Office for the Western Parcific (1999), “STD/HIV- status and trends of STD, HIV, and AIDS at the end of the millilennium Western Parcific region”.