MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM KHÁNG THUỐC LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN LAO PHỔI TÁI PHÁT SAU 2 THÁNG ĐIỀU TRỊ

Vĩnh Hiệp Đặng 1,
1 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu mối tương quan giữa đặc điểm kháng thuốc với lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân lao phổi tái phát. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, theo dõi dọc trên 56 bệnh nhân lao phổi tái phát được đăng ký điều trị nội, ngoại trú tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, thành phố Hồ Chí Minh, trong thời gian 02 tháng. Kết quả: Các triệu chứng sốt, ho, khó thở gặp nhiều ở bệnh nhân đơn kháng. X quang: Tổn thương mức độ hẹp BN lao phổi đa kháng cao hơn nhóm đơn kháng( 50% so với 25%). Mức độ vừa và mức độ rộng chỉ gặp ở nhóm đơn kháng (kháng INH), không gặp ở nhóm đa kháng. Hang lao gặp 100% ở bệnh nhân đa kháng, đơn kháng gặp 25%. Mức độ AFB đờm liên quan tới đặc điểm kháng thuốc: Nhóm BN AFB (1+) có 7 BN nhóm kháng INH và 3 BN nhóm kháng RMP + INH. BN AFB (2+) gặp nhóm kháng INH là 3 BN và nhóm kháng RMP + INH là 1 BN. BNAFB (3+), gặp 2 BN ở nhóm kháng INH, và 1 BN ở nhóm kháng RMP + INH. Nhóm BN kháng INH và kháng RMP + INH không có sự khác biệt về mối liên quan giữa các mức độ AFB (+). Kết luận: Lao phổi kháng thuốc có nhiều điểm khác biệt về lâm sàng và cận lâm sàng so với lao phổi mới. Việc đánh giá mối tương quang giữa LS, CLS với đặc tính kháng thuốc của lao phổi có nhiều ý nghĩa cho việc điều trị và dự phòng lao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization (2018) Global Tuberculosis report. WHO, https:// apps.who.int/iris/handle/10665/274453,8-37.
2. Girum T, Muktar E, Lentiro K (2018), “ Epidemiology of multidrug-resistant tuberculosis (MDR-TB) in Ethiopia: a systematic review and meta-analysis of the prevalence, determinants and treatment outcome”.Trop Dis Travel Med Vaccines.4:5. doi: 10.1186/s40794-018-0065-5.
3. Adigun R, Singh R(2019), “Tuberculosis”, StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2019 Feb 6.
4. Jamshid Gadoev, Damin Asadov, Anthony D. Harries Recurrent tuberculosis and associated factors: A five - year countrywide study in Uzbekistan (2017), “”, PLoS One. 2017; 12(5): e0176473. 10.1371/journal.pone.0176473.
5. Nguyễn Thị Hậu (2015), “Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng, tỷ lệ kháng thuốc và kết quả điều trị tấn công ở bệnh nhân lao phổi tái phát”. Luận văn Thạc sỹ, Học viện Quân y, Hà Nội 67tr.
6. Jacobs MG, Pinto Junior VL (2020), “Characterization of drug-resistanttuberculosis in Brazil, 2014”, Epidemiol Serv Saude. 2020 Feb 3;28(3):e2018294. doi: 10.5123/S1679
7. Nguyễn Văn Thái (2019), “Nghiên cứ tính kháng Rifampicin và mối liên quan giữa một số đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng với tính kháng thuốc ở bệnh nhân lao phổi tái phát, Luận văn chuyên khoa 2, Học viện Quân y, Hà Nội72tr.