TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN Y KHOA NĂM THỨ 4 VÀ THỨ 5 TẠI ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

Thị Pháp Nguyễn 1,, Thị Vân Khanh Trần 2, Văn Phú Phạm 3
1 Đại học Tây Nguyên
2 Trung tâm Y tế Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
3 Viện Đào tạo YHDP&YTCC, Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sinh viên y khoa được cho là có đầy đủ kiến thức về chế độ ăn lành mạnh hơn so với sinh viên những ngành khác nhưng dường như đây không phải là lợi thế để giúp họ có thể thực hành dinh dưỡng tốt hơn so với các nhóm ngành còn lại, theo các nghiên cứu cho thấy 12,7 – 38,8% sinh viên có tình trạng thiếu năng lượng trường diễn, 8,9 – 20,8% sinh viên có tình trạng thừa cân béo phì. Mục tiêu: Xác định tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của sinh viên y khoa năm thứ 4 và 5 tại Đại học Tây Nguyên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành trên 478 sinh viên Y khoa năm thứ 4 và thứ 5 tại Đại học Tây Nguyên từ 10/2020 - 04/2021. Thông tin được thu thập bằng bộ câu hỏi soạn sẵn có cấu trúc, qua phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận có 21,7% SV trong nghiên cứu có tình trạng thiếu năng lượng trường(CED),  tỷ lệ thừa cân và béo phì lần lượt chiếm tỉ lệ là 7,2% và 0,4%. Kết luận: Tỷ lệ CED của SV đại học Tây Nguyên vẫn còn cao theo ngưỡng đánh giá mức độ phổ biến của CED trong cộng đồng theo Tô chức Y tế thế giới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Al-Qahtani MH. Dietary Habits of Saudi Medical Students at University of Dammam. Int J Health Sci. 2016;10(3):353-362.
2. Nguyễn Thị Đan Thanh. (2014). Tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần của sinh viên y1 và y4 trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2014
3. Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm. Accessed May 21, 2020. http://viendinhduong.vn/vi/suy-dinh-duong-tre-em/so-lieu-thong-ke-ve-tinh-trang-dinh-duong-tre-em-qua-cac-nam-106.html
4. Tian-Ci Quek T, Wai-San Tam W, X. Tran B, et al. The Global Prevalence of Anxiety Among Medical Students: A Meta-Analysis. Int J Environ Res Public Health. 2019;16(15)
5. Hà Huy Khôi, Lê Thị Hợp (2012). Phương Pháp Dịch Tễ Học Dinh Dưỡng (Tái Bản Lần 2). NXB Y học;
6. Global Database on Body Mass Index - World Health Organization.. http://www. assessmentpsychology.com/icbmi.htm.
7. Tòng Thị Thanh. (2017). Tình trạng dinh dưỡng và mức tiêu thụ thực phẩm của sinh viên dân tộc Thái và Mông trường Cao đẳng Y tế Sơn La năm 2017.
8. Trương Thị Ngọc Đường. (2020). Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần thực tế của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ.
9. Nguyễn Thị Mai. (2011). Tình trạng Dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương năm 2011