NGHIÊN CỨU TỶ LỆ HOẠI TỬ VẠT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN TÁI TẠO VÚ BẰNG VẠT TRAM

Công Huy Nguyễn 1,2,, Hồng Quang Lê 1
1 Bệnh viện K
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ hoại tử vạt sau phẫu thuật tái tạo vú bằng vạt TRAM và một số yếu tố liên quan. Phương pháp: nghiên cứu mô tả hồi cứu dựa trên 99 bệnh nhân được phẫu thuật tái tạo vú bằng vạt TRAM sau cắt bỏ toàn bộ tuyến vú tại Bệnh viện K từ 2017 đến 2021. Kết quả: tỉ lệ hoại tử vạt chung là 14.1%, hoại tử mỡ vạt thường gặp nhất chiếm 6.1%. Các yếu tố làm tăng tỉ lệ hoại tử vạt là tuổi cao, béo phì, thể tích vú tái tạo trên 400ml và xạ trị bổ trợ. Kết luận: Hoại tử một phần vạt là biến chứng thường gặp nhất của phẫu thuật tái tạo vú bằng vạt TRAM. Việc lựa chọn bệnh nhân phù hợp giúp giảm tỉ lệ hoại tử vạt và nâng cao hiệu quả thẩm mỹ của phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hartrampf C.RvàBennett G.K (1987), Autogenous tissue reconstruction in the mastectomy patient. A critical review of 300 patients, Ann Surg, 205(5), 508-19.
2. Ducic I., Spear S. L. và Cuoco F. (2005), Safety and risk factors for breast reconstruction with pedicled transverse rectus abdominis musculocutaneous flaps: a 10-year analysis, Ann Plast Surg, 55(6), 559-64.
3. Thorarinsson A., Frojd V., Kolby L. et al (2017), Patient determinants as independent risk factors for postoperative complications of breast reconstruction, Gland Surg, 6(4), 355-367.
4. Jeong W., Lee S. và Kim J. (2018), Meta-analysis of flap perfusion and donor site complications for breast reconstruction using pedicled versus free TRAM and DIEP flaps, Breast, 38, 45-51.
5. Kim E. K., Lee T. J. và Eom J. S. (2007), Comparison of fat necrosis between zone II and zone III in pedicled transverse rectus abdominis musculocutaneous flaps: a prospective study of 400 consecutive cases, Ann Plast Surg, 59(3), 256-9.
6. Terao Y., Taniguchi K., Fujii M. et al (2017), Postmastectomy radiation therapy and breast reconstruction with autologous tissue, Breast Cancer, 24(4), 505-510.
7. Macadam S. A., Zhong T., Weichman K. et al (2016), Quality of Life and Patient-Reported Outcomes in Breast Cancer Survivors: A Multicenter Comparison of Four Abdominally Based Autologous Reconstruction Methods, Plast Reconstr Surg, 137(3), 758-771.
8. Kanchwala S.K và Bucky L.P (2008), Optimizing pedicled transverse rectus abdominis muscle flap breast reconstruction, Cancer J, 14(4), 236-40.