GIÁ TRỊ CỦA SÓNG F TRONG CHẨN ĐOÁN CHÈN ÉP RỄ THẦN KINH

Thu Soan Hoàng 1,, Tiến Thăng Vũ 1, Thị Phương Lan Vi 1, Hoàng Anh Khương 2, Cảnh Dương Đỗ 2
1 Trường ĐH Y Dược Thái Nguyên
2 Sở Y tế Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi các thông số của sóng F trong trường hợp chèn ép rễ thần kinh đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng. Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 2 nhóm: nhóm chứng gồm 30 kết quả điện sinh lý thần kinh - cơ của đối tượng không có bệnh lý thần kinh ngoại biên; nhóm bệnh gồm 60 kết quả điện sinh lý thần kinh - cơ của các bệnh nhân được chẩn đoán có tình trạng chèn ép rễ thần kinh đốt sống cổ (30 kết quả) hoặc đốt sống thắt lưng (30 kết quả) trên lâm sàng. Các chỉ số sóng F được ghi trên tứ chi ở cả hai nhóm nghiên cứu bởi một người đo bằng máy điện cơ Nicolet Viking Quest/ Natus. Kết quả: thời gian tiềm ngắn nhất sóng F kéo dài ở chi trên từ 11-33%; ở chi dưới từ 0-8%, giảm tần số xuất hiện sóng F ở dây giữa là 76%, dây trụ là 39%, dây mác là 26%, dây chày là 0%. Chênh lệch tần số xuất hiện sóng F giữa chi lành và chi bệnh của dây thần kinh giữa (93%) và thần kinh mác (81%) chiếm tỷ lệ cao, tỷ lệ này ở dây trụ chiếm 57%, ở dây chày không có sự chênh lệch. Kết luận: Để tránh bỏ sót chẩn đoán chèn ép rễ thần kinh, cần phối hợp xem xét tất cả các chỉ số của sóng F. Trong các thông số, cần so sánh sự khác biệt về tần số xuất hiện sóng F giữa chi lành và chi bệnh, đây là chỉ số nhạy nhất, sau đó là dấu hiệu giảm tần số xuất hiện sóng F, chỉ số kéo dài thời gian tiềm ngắn nhất của sóng F xuất hiện không thường xuyên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hữu Công (1998), Chẩn đoán điện và bệnh lý thần kinh cơ, Nhà xuất bản y học.
2. Trần Công Chính và cộng sự, 2017, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ, dẫn truyền thần kinh ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, tạp chí Y-Dược học trường ĐH Y-Dược Huế, tập 7, số 4, tr. 107-112.
3. Phan Việt Nga và cộng sự, 2017, Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chẩn đoán và điều trị nội khoa, Nhà xuất bản Y học.
4. Chawalparit O et al, 2006, The limited protocol MRI in diagnosis of lumbar disc herniation. J Med Assoc Thai. 89(2),182-9.
5. Ghosh S., 2010, F wave parameters of normal ulnar and median nerves. Indian J Med Res, 21, 47–50.
6. Li, W., et al, (2018), Diagnosis of Compressed Nerve Root in Lumbar Disc Herniation Patients by Surface Electromyography. Orthopaedic surgery, 10(1), 47-55.
7. Nguyen Van Chuong et al, 2019, Pain incidence, assessment, and management in Vietnam: a cross-sectional study of 12,136 Respondents; Journal of Pain Research;12, 769–777.
8. Zheng Chaojun et al, 2018, F-waves of peroneal and tibial nerves in the differential diagnosis and follow-up evaluation of L5 and S1 radiculopathies. European Spine Journal, doi:10.1007/s00586-018-5650-9.