KẾT QUẢ THAI KỲ CỦA CÁC THAI PHỤ ĐẺ SONG THAI MỘT BÁNH RAU HAI BUỒNG ỐI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét kết quả thai nghén của các thai phụ đẻ song thai một bánh rau hai buồng ối trên 22 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang trên 278 sản phụ song thai một bánh rau hai buồng ối trên 22 tuần, sinh tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2019, bao gồm cả đẻ thường và mổ đẻ. Kết quả: Có 60,1% sản phụ đẻ đủ tháng (>37 tuần) và 0,4% (1/278) sản phụ đẻ non dưới 28 tuần. Tỷ lệ mổ lấy thai cao gần gấp 3 lần so với tỷ lệ đẻ thường (76,3 so với 23,7). 42/278 trường hợp chảy máu sau đẻ, chiếm 15,1%. Trọng lượng trung bình lúc sinh của thai thứ nhất và thứ hai lần lượt là 2269± 495 gram và 2290± 489 gram. Tỷ lệ tẻ sơ sinh có điểm Apgar 1 phút sau sinh từ 1-3 và 4-7 điểm lần lượt là 1,1% và 29,1%. Kết luận: Hơn 60% trường hợp sinh đủ tháng với tỷ lệ mổ lấy thai cao gần gấp 3 lần so với tỷ lệ đẻ thường (76,3 so với 23,7).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
kết quả thai nghén, song thai một bánh rau hai buồng ối, chuyển dạ
Tài liệu tham khảo
2. Shazia Masheer, Humaira Maheen, and Shama Munim, Perinatal results of twin pregnancies over time:An observational study from university care hospitals. J Neonatal birth J, 2015. 28(1): p. 23-25.
3. Lê Hoài Chương, Nguyễn Thị Thuỳ Dương, and Nguyễn Thị Ninh, Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng của song thai một bánh rau, hai buồng ối. Tạp chí phụ sản, 2013. 11(2): p. 13-15.
4. Nguyễn Thị Hạnh, Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của đẻ non trong song thai và cách xử trí song thai khi chuyển dạ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương từ tháng 1/2003 đến tháng 6/2004, ed. hạnh. 2004: Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa 2, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Vintzileos A.M, et al., The impact of prenatal care on preterm births among twin gestrations in the United States. Am J Obstet Gynecol, 2003. 189(3): p. 23-818.
6. Yalcin HR, et al., The significance of birth weight diffirence in discordant twins: a level to standardize? Acta Obstet Gynecol Scand, 1998. 77(1): p. 28-31.
7. Trần Thị Phúc, Tổng kết 144 trường hợp đẻ song thai tại Viện BVBMTSS trong hai năm 1978-1979, ed. phúc. 1979: Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Lê Hoàng and Nguyễn Quốc Tuấn, Một số nhận xét về đẻ sinh đôi tại Viện BVBMTSS trong hai năm 1995-1996, ed. Hoàng. 1997: Công trình nghiên cứu khoa học viện BVBMTSS.
9. Nguyễn Thị Bích Vân, Nghiên cứu về thái độ xử trí đối với sinh đôi khi chuyển dạ, ed. vân. 1999: Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.
10. Nguyễn Quốc Tuấn, Nhận xét về thái độ xử trí đối với các trường hợp đẻ đa thai tại BVPSTƯ trong 2 năm 2001 – 2002, ed. tuấn. 2004: Nội san sản phụ khoa, Hội nghị đại biểu hội phụ sản Việt Nam khóa XV kỳ họp thứ hai.