THIẾT LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ QUI TRÌNH SÀNG LỌC TRƯỚC SINH KHÔNG XÂM LẤN CHO CÁC BỆNH ĐƠN GEN TRỘI PHỔ BIẾN

Phước Lộc Đoàn 1, Vũ Uyên Trần 1, Cảnh Chương Nguyễn 2, Hồng Chương Dương 2, Thị Lan Anh Lương 3, Thị Kim Phượng Đoàn 3, Thị Trang Đào 3, Thị Minh Thi Hà 4, Nhật Thăng Trần 5, Vạn Thông Nguyễn 6, Nhựt Thư Hương Trịnh 7, Hồng Thịnh Lê 8, Thị Thanh Thủy Đỗ 1, Đình Kiệt Trương 1, Hoài Nghĩa Nguyễn 9, Minh Duy Phan 1, Hoa Giang 1, Hùng Sang Tăng 1,
1 Viện Di truyền Y học
2 Bệnh Viện Phụ Sản Hà Nội
3 Đại học Y Hà Nội
4 Đại học Y Huế
5 Bệnh Viện Đại Học Y Dược
6 Bệnh Viện Hùng Vương
7 Bệnh Viện Từ Dũ
8 Bệnh Viện Phụ Sản Cần Thơ
9 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT (Non-Invasive Prenatal Testing - NIPT) đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên thế giới. Gần đây, nhiều nghiên cứu cho thấy NIPT sử dụng kỹ thuật giải trình gen tự thế hệ mới (Next-generation sequencing – NGS) có khả năng phát hiện một phổ rộng các bệnh đơn gen dạng di truyền trội. Việc cải tiến liên tục phương pháp NGS trong tầm soát bất thường di truyền trước sinh cho thai phụ sẽ làm giảm đáng kể gánh nặng bệnh tật và nâng cao chất lượng dân số Việt Nam. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xây dựng và đánh giá độ chính xác của qui trình xét nghiệm trước sinh không xâm lấn bằng phương pháp giải trình tự độ sâu lớn để sàng lọc một số bệnh đơn gen trội phổ biến và nghiêm trọng cho thai phụ, từ đó có thể đánh giá khả năng sàng lọc toàn diện cho thai so với NIPT truyền thống. Mục tiêu: Thiết lập và đánh giá qui trình trước sinh không xâm lấn cho các bệnh di truyền trội đơn gen thông qua việc xác định độ nhạy và độ đặc hiệu kỹ thuật của xét nghiệm. Phương pháp: 30 mẫu máu ngoại vi của các thai phụ mang thai đơn trên 9 tuần thai kèm mẫu máu cha được thu nhận. DNA ngoại bào được tách chiết từ mẫu huyết tương, sau đó tiến hành tạo thư viện và lai-bắt giữ 30 gen mục tiêu và giải trình tự bằng hệ thống giải trình tự thế hệ mới Nextseq 2000 (Illumina, Hoa Kỳ). Các biến thể phát hiện trên DNA ngoại bào được so sánh với các biến thể phát hiện trên DNA nội bào của cha và mẹ (phân tích trios) để tính toán độ nhạy và độ đặc hiệu kỹ thuật của qui trình. Kết quả: Nghiên cứu phát hiện 29 biến thể dương tính thật và 8 biến thể dương tính giả trong tổng số 30 mẫu. Các biến thể dương tính giả xảy ra khi cả cha và mẹ đều có nucleotit chuẩn nhưng DNA ngoại bào cho thấy biến thể khác. Ngược lại, có hơn 3 triệu biến thể âm tính thật (cha mẹ đều đồng hợp tử nucleotit chuẩn) trong 30 gen mục tiêu đã được phát hiện chính xác. Có một biến thể âm tính giả được xác định khi tìm thấy trên mẫu DNA bộ gen của cha nhưng không phát hiện trên mẫu DNA ngoại bào tương ứng. Sử dụng thông số trên, nghiên cứu xác định độ nhạy kỹ thuật là 96.7% và độ đặc hiệu kỹ thuật là >99%. Kết luận: Nghiên cứu đã thiết lập được qui trình sàng lọc trước sinh không xâm lấn bằng kỹ thuật giải trình tự thế hệ mới cho nhiều bệnh đơn gen với độ chính xác cao. Đây là tiền đề quan trọng tiến tới khả năng mở rộng phạm vi sàng lọc của xét nghiệm trước sinh không xâm lấn nhằm phát hiện các bệnh đơn gen trội phổ biến.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Rowley, Peter T., Starlene Loader, and Robert M. Kaplan. "Prenatal screening for cystic fibrosis carriers: an economic evaluation." The American Journal of Human Genetics 63.4 (1998): 1160-1174.
2. Nelson, William B., J. MICHAEL Swint, and C. Thomas Caskey. "An economic evaluation of a genetic screening program for Tay-Sachs disease." American Journal of Human Genetics 30.2 (1978): 160.
3. Brandt, Justin S., et al. "Advanced paternal age, infertility, and reproductive risks: a review of the literature." Prenatal diagnosis 39.2 (2019): 81-87.
4. Roberts, A. E., Allanson, J. E., Tartaglia, M. & Gelb, B. D. Noonan syndrome. Lancet 381, 333–342 (2013).
5. Nisbet, D. L., Griffin, D. R. & Chitty, L. S. Prenatal features of Noonan syndrome. Prenat. Diagn. 19, 642–647 (1999).
6. Krakow, D., Lachman, R. S. & Rimoin, D. L. Guidelines for the prenatal diagnosis of fetal skeletal dysplasias. Genet. Med. 11, 127–133 (2009).
7. Zhang, Jinglan, et al. "Non-invasive prenatal sequencing for multiple Mendelian monogenic disorders using circulating cell-free fetal DNA." Nature medicine 25.3 (2019): 439-447.
8. Chitty, L. S. et al. Non-invasive prenatal diagnosis of achondroplasia and thanatophoric dysplasia: next-generation sequencing allows for a safer, more accurate, and comprehensive approach. Prenat. Diagn. 35, 656–662 (2015).