THỰC TRẠNG LO ÂU, TRẦM CẢM VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở CÁC CẶP VỢ CHỒNG ĐIỀU TRỊ HIẾM MUỘN TẠI KHOA CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng lo âu, trầm cảm ở các cặp vợ chồng điều trị hiếm muộn tại khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản-Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Kiên Giang năm 2021 và phân tích một số yếu tố liên quan. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích được thực hiện trên 770 đối tượng nghiên cứu (385 cặp vợ chồng) đang điều trị hiếm muộn tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, CDC tỉnh Kiên Giang và được chọn vào nghiên cứu bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Số liệu được thu thập bằng phát vấn (tự điền) bộ câu hỏi DASS.21. Kết quả: Tỷ lệ lo âu ở người vợ cao hơn so với người chồng (46,2% so với 33,3%). Tỷ lệ trầm cảm ở người vợ và ở người chồng lần lượt là 17,7% và 10,06%. Lo âu và trầm cảm hầu hết ở mức độ nhẹ. Lo âu mức độ nặng và trầm cảm mức độ trung bình chỉ gặp ở người vợ và đều chiếm tỷ lệ nhỏ là 0,5% Yếu tố liên quan với tình trạng lo âu ở nhóm người vợ là ≥ 35 tuổi, tình trạng sống riêng (không ở với gia đình) và thời gian hiếm muộn ≥ 45 tháng (với OR lần lượt là 2,30, 3,75 và 1,74 lần). Yếu tố liên quan với tình trạng lo âu ở nhóm người chồng là tình trạng sống riêng (với OR = 2,2). Yếu tố duy nhất liên quan đến tình trạng trầm cảm ở nhóm người vợ là tình trạng sống riêng với OR = 2,2, trong khi ở nhóm người chồng các yếu tố liên quan đến trầm cảm bao gồm kinh tế khá giả, tình trạng sống riêng với OR tương ứng là 2,58 và 4,74. Kết luận: Tỷ lệ lo âu ở các cặp vợ chồng hiếm muộn là khá cao, tỷ lệ lo âu ở người vợ cao hơn rõ rệt so với người chồng (46,2% so với 33,5%). Tỷ lệ trầm cảm ở người vợ cũng cao hơn so với người chồng (17,7% so với 10,06%). Các yếu tố liên quan đến lo âu ở cặp vợ chồng hiếm muộn bao gồm: tuổi ≥ 35, tình trạng sống riêng, thời gian hiếm muộn, trong đó ở người chồng chỉ có yếu tố tình trạng sống riêng là liên quan có ý nghĩa thống kê. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở cặp vợ chồng hiếm muộn bao gồm: kinh tế khá giả và sống riêng, trong đó ở người vợ chỉ có yếu tố sống riêng là liên quan có ý nghĩa thống kê.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
hiếm muộn, lo âu, trầm cảm, yếu tố liên quan, trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Kiên Giang
Tài liệu tham khảo
2. Drosdzol A, Skrzypulec V (2009), Depression and anxiety among Polish infertile couples–an evaluative prevalence study. J. Psychosom. Obstet. Gynaecol; 30, 11–20.
3. Kiana Z, Simbar M, Hajian S, et al (2020). The prevalence of anxiety symptoms in infertile women: a systematic review and meta-analysis. Ferility Research and Practice; 6 (7), 2-10.
4. Lovibond PF, Lovibond SH, Depression Anxiety Stress Scales (DASS). https://eprovide.mapi-trust.org/instruments/depression-anxiety- stress-scales.
5. Maroufizadeh S, Ghaheri A, Almasi-Hashiani A, et al (2018), The prevalence of anxiety and depression among people with infertility referring to Royan Institute in Tehran, Iran: A cross-sectional questionnaire study. Middle East Fertility Society Journal; 23; 103-106.
6. Tuan M Vo, Quynh TT Tran, Cuong V Le, et al (2019), Depression and associated factors among infertile women at Tu Du hospital, Vietnam: a cross-sectional study. International journal of Women’s Health, 11, 343-351.
7. UNFPA (2012), Compendium of Research on Reproductive Health in Viet Nam for the period 2006-2010. https://vietnam.unfpa.org/ en/publications/ compendium-research-reproductive-health-viet-nam-period-2006-2010.
8. Volgsten H, Svanberg A.S, Ekselius L, et al (2010), Risk factors for psychiatric disorders in infertile women and men undergoing in vitro fertilization treatment. Fertility and Sterility; 93 (4), 1088-1096.