SO SÁNH SÀNG LỌC NGUY CƠ DINH DƯỠNG VỚI TIÊU CHÍ GLIM MỚI VỀ SUY DINH DƯỠNG VÀ LIÊN QUAN ĐẾN SUY NHƯỢC CƠ Ở BỆNH NHÂN COVID-19 CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN TRUYỀN NHIỄM 5G

Duy Đông Nguyễn 1,, Việt Hà Tạ 1, Thị Thu Hương Huỳnh 1, Việt Hùng Đinh 1
1 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Để so sánh công cụ sàng lọc dinh dưỡng phổ biến với tiêu chuẩn chẩn đoán mới của Sáng kiến Lãnh đạo Toàn cầu về Suy dinh dưỡng (GLIM) ở những bệnh nhân COVID-19 lớn tuổi nhập viện. Phương pháp: 182 bệnh nhân COVID-19 cao tuổi nhập khoa điều trị bệnh nhân nặng, Bệnh viện Dã chiến truyền nhiễm 5G được đánh giá liên tiếp khi nhập viện bằng công cụ sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng 2002 (NRS-2002), suy dinh dưỡng theo tiêu chuẩn GLIM, và đánh giá nguy cơ suy nhược cơ bằng SARC-F. Kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng 46,7% theo GLIM. Độ nhạy, độ đặc hiệu của NRS-2002 trong phát hiện suy dinh dưỡng là 98,8% và 56,7%. Mức độ phù hợp với tiêu chuẩn GLIM là 54,0%. Công cụ sàng lọc có giá trị để chẩn đoán suy dinh dưỡng. Những bệnh nhân có nguy cơ dinh dưỡng theo NRS-2002 có nhiều khả năng hiện diện suy nhược cơ hơn những bệnh nhân có nguy cơ thấp (OR:4,04; KTC 95%: 1,31-12,4). Kết luận: NRS-2002 có giá trị trong phát hiện suy dinh dưỡng ở bệnh nhân COVID-19 cao tuổi nằm viện được chẩn đoán bởi tiêu chuẩn GLIM mới. Hơn nữa, bệnh nhân COVID-19 cao tuổi có nguy cơ cao suy dinh dưỡng theo NRS-2002 có nguy cơ cao mắc suy nhược cơ. Tình trạng dinh dưỡng nên được xác định bởi NRS-2002 ở bệnh nhân cao tuổi mắc COVID-19 khi nhập viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Beaudart C, Sanchez-Rodriguez D, Locquet M. et al. (2019). Malnutrition as a strong predictor of the onset of sarcopenia. Nutrients, 11(12): 2883.
2. Hu X, Zhang L, Wang H. et al. (2017). Malnutrition-sarcopenia syndrome predicts mortality in hospitalized older patients. Scientific reports, 7(1): 1-9.
3. Cederholm T, Jensen GL, Correia MITD. et al. (2019). GLIM criteria for the diagnosis of malnutrition–A consensus report from the global clinical nutrition community. Journal of cachexia, sarcopenia and muscle, 10(1): 207-217.
4. Pironi L, Sasdelli A.S, Ravaioli F. et al. (2021). Malnutrition and nutritional therapy in patients with SARS-CoV-2 disease. Clinical nutrition, 40(3): 1330-1337.
5. Kondrup J, Rasmussen H.H, Hamberg O. et al. (2003). Nutritional risk screening (NRS 2002): a new method based on an analysis of controlled clinical trials. Clinical nutrition, 22(3): 321-336.
6. BỘ Y TẾ (2021). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19.
7. Cruz-Jentoft A.J, Baeyens J, P,, Bauer J.M. et al. (2010). Sarcopenia: European consensus on definition and diagnosisReport of the European Working Group on Sarcopenia in Older PeopleA. J. Cruz-Gentoft et al. Age and ageing, 39(4): 412-423.
8. Allard J.P, Keller H, Gramlich L. et al. (2020). GLIM criteria has fair sensitivity and specificity for diagnosing malnutrition when using SGA as comparator. Clinical Nutrition, 39(9): 2771-2777.