RỐI LOẠN LIPID MÁU VÀ NGUY CƠ TIM MẠCH Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát tình trạng rối loạn lipid máu và phân tầng nguy cơ tim mạch do rối loạn lipid máu trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 120 bệnh nhân chẩn đoán đái tháo đường tuýp 2 từ tháng 12/2020 đến tháng 04/2021 tại Bệnh viện Nội tiết Nghệ An để khảo sát tình trạng rối loạn lipid máu và phân tầng nguy cơ tim mạch. Kết quả: Trong số 120 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có 75,8% bệnh nhân có rối loạn lipid máu, trong đó 22,5% rối loạn một thành phần và 53,3% rối loạn nhiều thành phần. Trong số các thành phần lipid máu bị rối loạn, tăng cholesterol chiếm tỉ lệ cao nhất (55,0%), rồi đến tăng triglycerid (39,2%), tăng LDL-C (31,7%), thấp nhất là giảm HDL-C (22,5%). Tỷ lệ rối loạn lipid máu ở nhóm có glucose máu ≥ 7mmol/l cao hơn so với nhóm có glucose máu < 7mmol/l (p<0,05). Nguy cơ mắc bệnh tim mạch trung bình trong 10 năm tới theo thang điểm Framingham là 12,25±8,49 với nguy cơ thấp chiếm 39,2%, trung bình: 43,3% và nguy cơ cao: 17,5%. Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường có rối loạn lipid máu cao. Có mối liên quan giữa tình trạng rối loạn lipid máu với glucose máu lúc đói. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong 10 năm tới theo thang điểm Framingham cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đái tháo đường type 2, Thang điểm Framingham, Rối loạn lipid máu
Tài liệu tham khảo
2. Viên Quang Mai, Nguyễn Văn Đạt, Đỗ Thái Hùng (2017), Tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến rối loạn lipid máu ở người > 45 tuổi bị đái tháo đường type 2 và tiền đái tháo đường mới được phát hiện tại tỉnh Khánh Hòa. Tạp chí Y học dự phòng;8:288.
3. Trần Thừa Nguyên, Phạm Minh (2020), Dự báo nguy cơ bệnh mạch vành trong 10 năm tới theo thang điểm Framingham ở bệnh nhân Đái tháo đường typ 2. Tạp chí Nội tiết và Đái tháo đường;44:33–41.
4. Trương Thanh Sơn, Nguyễn Văn Trí, Trương Quang Bình (2011). Nghiên cứu áp dụng thang điểm Framingham nhằm lượng định nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm tới tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh;15(1):207–11.
5. Ahmmed MS, Shuvo S Das, Paul DK, Karim MR, Kamruzzaman M, Mahmud N, et al (2021), Prevalence of dyslipidemia and associated risk factors among newly diagnosed Type-2 Diabetes Mellitus (T2DM) patients in Kushtia, Bangladesh. PLOS Glob Public Heal [Internet];1(12):e0000003. Available from: http://dx.doi.org/10.1371/journal.pgph.0000003
6. Haile K, Timerga A (2020), Dyslipidemia and its associated risk factors among adult type-2 diabetic patients at jimma university medical center, Jimma, Southwest Ethiopia. Diabetes, Metab Syndr Obes Targets Ther;13:4589–97.
7. Jahangiry L, Farhangi MA, Rezaei F (2017), Framingham risk score for estimation of 10-years of cardiovascular diseases risk in patients with metabolic syndrome. J Heal Popul Nutr; 36(1):1–6.
8. Thapa SD, K.C SR, Gautam S, Gyawali D (2017), Dyslipidemia in Type 2 Diabetes mellitus. J Pathol Nepal;7(2):1149–54.