BIẾN ĐỔI NHỊP TIM VÀ ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN NHỊP TRÊN HOLTER ĐIỆN TÂM ĐỒ 24 GIỜ Ở BỆNH NHÂN VIỆT NAM CÓ BỆNH LÝ TIM MẠCH

Minh Kha Nguyễn 1, Nguyễn Phương Hải Trần 2, Đại Cường Trần1, Hữu Chinh Trần 2, Phương Quỳnh Trà My Võ 2, Thị Kim Xuân Trần 2, Văn Sỹ Hoàng 1,2,
1 Đại học Y Dược TP. HCM
2 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Holter điện tâm đồ là một công cụ hiệu quả theo dõi rối loạn nhịp tim ở dân số nói chung và bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch nói riêng. Các báo cáo về đặc điểm biến đổi nhịp tim cũng như các dạng rối loạn nhịp ở bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch còn hạn chế tại Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm biến đổi điện tim và các bất thường rối loạn nhịp tim nặng trên Holter điện tâm đồ 24 giờ ở bệnh nhân mắc bệnh tim mạch. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả. Nghiên cứu gồm 178 bệnh nhân mắc bệnh tim mạch được chỉ định gắn Holter điện tâm đồ. Dùng hệ thống Holter DigiTrak XT 5 điện cực của hãng Philips để ghi và phân tích điện tâm đồ. Kết quả: Trong 178 bệnh nhân, độ tuổi trung bình là 54,6 ± 16,2 tuổi, nữ giới chiếm 49,4% (170/142). Triệu chứng than phiền thường gặp nhất là hồi hộp (35,4%) và có 9,6% bệnh nhân không có triệu chứng ban đầu. Bệnh lý nền rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp và bệnh mạch vành với tỷ lệ lần lượt là 46,1%, 30,2% và 27,5%. Hầu hết bệnh nhân trong nghiên cứu có nhịp cơ bản trên Holter là nhịp xoang. Có 68/178 (38,2%) bệnh nhân có rối loạn nhịp tim nặng trên Holter điện tâm đồ 24 giờ. Nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh thất, nhịp chậm và ngoại tâm thu thất dầy chiếm tỷ lệ lần lượt là 15,7%; 6,2%; 10,7% và 12,4%. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy trên bệnh nhân có bệnh tim mạch có chỉ định gắn Holter điện tâm đồ 24 giờ, triệu chứng hồi hộp là triệu chứng phổ biến. Khoảng một phần ba số bệnh nhân trong nghiên cứu phát hiện có rối loạn nhịp nghiêm trọng trên Holter điện tâm đồ, theo đó rối loạn nhịp trên thất và ngoại tâm thu thất dầy là 2 loại rối loạn nhịp chiếm tỷ lệ cao nhất được ghi nhận.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Abbott A. V. (2005), "Diagnostic approach to palpitations". Am Fam Physician, 71 (4), pp. 743-50.
2. Adebayo R. A., Ikwu A. N., Balogun M. O., Akintomide A. O., Ajayi O. E., et al. (2015), "Heart rate variability and arrhythmic patterns of 24-hour Holter electrocardiography among Nigerians with cardiovascular diseases". Vasc Health Risk Manag, 11, pp. 353-9.
3. Brugada J., Katritsis D. G., Arbelo E., Arribas F., Bax J. J., et al. (2020), "2019 ESC Guidelines for the management of patients with supraventricular tachycardiaThe Task Force for the management of patients with supraventricular tachycardia of the European Society of Cardiology (ESC)". Eur Heart J, 41 (5), pp. 655-720.
4. Crawford M. H., Bernstein S. J., Deedwania P. C., DiMarco J. P., Ferrick K. J., et al. (1999), "ACC/AHA guidelines for ambulatory electrocardiography: executive summary and recommendations. A report of the American College of Cardiology/American Heart Association task force on practice guidelines (committee to revise the guidelines for ambulatory electrocardiography)". Circulation, 100 (8), pp. 886-93.
5. Priori S. G., Blomström-Lundqvist C., Mazzanti A., Blom N., Borggrefe M., et al. (2015), "2015 ESC Guidelines for the management of patients with ventricular arrhythmias and the prevention of sudden cardiac death: The Task Force for the Management of Patients with Ventricular Arrhythmias and the Prevention of Sudden Cardiac Death of the European Society of Cardiology (ESC). Endorsed by: Association for European Paediatric and Congenital Cardiology (AEPC)". Eur Heart J, 36 (41), pp. 2793-2867.
6. Raby K. E., Barry J., Treasure C. B., Hirsowitz G., Fantasia G., et al. (1993), "Usefulness of Holter monitoring for detecting myocardial ischemia in patients with nondiagnostic exercise treadmill test". Am J Cardiol, 72 (12), pp. 889-93.
7. Zipes D. P., Wellens H. J. (2000), "What have we learned about cardiac arrhythmias?". Circulation, 102 (20 Suppl 4), pp. Iv52-7.
8. Miller J.M., Zipes D.P. Diagnosis of cardiac arrhythmia. In: Braunwald E, Zipes DP, Libby P, Bonow R, editors. Branwald’s heart disease: a textbook of cardiovascular medicine. 7th ed. Philadelphia: Elsevier Sunders; 2004. p. 697- 712.