ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, NỘI SOI VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN Ở BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN THIỆN HẠNH, TỈNH ĐẮK LẮK, NĂM 2022

Thị Bích Hợp Triệu 1,, Đức Vượng Nguyễn 2, cộng sự và 1,2
1 Bệnh viện Thiện Hạnh
2 Bệnh viện Đại học Buôn Ma Thuột

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, chúng tôi đã khảo sát 250 bệnh nhân ngoại trú thực hiện nội soi đường tiêu hóa trên ở Bệnh viện Thiện Hạnh. Kết luận: 54,8% là nam giới, độ tuổi trung bình là 44,02 ± 13,4 tuổi. Dân tộc Kinh chiếm 83,6%. Trình độ học vấn từ cấp 2 trở lên. 51,6% là nông dân và có 56,8% người ở nông thôn. Có 86,8% tình trạng hôn nhân đã có gia đình. Chỉ số khối cơ thể có 63,2% là thiếu cân. 43,2% chẩn đoán mắc GERD. Các yếu tố nguy cơ có liên quan đến GERD đều xuất hiện. 10 triệu chứng lâm sàng: đau vùng thượng vị (81,6%), ợ nóng (62,4%), đầy bụng (56,4%), đau ngực (không do tim) (36,8%), buồn nôn/nôn (33,2%), ợ trớ (26%), khó nuốt (20,4%), tiết nước bọt (14%), nuốt đau (6,4%) và khàn tiếng (2,8%). Hình ảnh nội soi có 73,6% tổn thương ở dạ dày, 37,6% tổn thương ở thực quản và 8% tổn thương ở tá tràng và chỉ có 24% là không có tổn thương. Hình ảnh tổn thương trên nội soi ở thực quản là viêm (98,9%) và loét (3,2%), ở dạ dày là viêm (98,9%) và loét (4,9%), ở tá tràng là loét (75%) và ung thư (10%). Có mối tương quan độ tuổi, giới tính và dân tộc với tổn thương ở thực quản, dạ dày (p<0,05 đến  <0,001). Chỉ số khối cơ thể có tương quan với tổn thương ở dạ dày (p<0,01). Có tương quan giữa ợ nóng, ợ trớ, khó nuốt, đau ngực (không do tim) và GERD (p<0,01 đến <0,001).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mark Fox (2006), Gastroesophageal reflux disease. BMJ. 332, 88-93.
2. Vakil N, Van Zanten SV, Kahrilas P, Dent J, Jones R. The Montreal definition and classification of gastroesophageal reflux disease: a global evidence-based consensus. ACG. 2006;101(8):1900–1920. Accessed on 25 3 2022.
3. Estores DS. Symptom predictability in gastroesophageal reflux disease and role of proton pump inhibitor test. Gastroenterol Clin. 2014;43(1):27–38. doi:10.1016/j.gtc.2013.11.002. Accessed on 25 3 2022.
4. Nirwan JS, Hasan SS, Conway BR, Ghori MU. Global prevalence and risk factors of gastro-oesophageal reflux disease (GORD): systematic review with meta-analysis. Sci Rep. 2020;10(1):1–14. doi:10.1038/s41598-020-62795-1. Accessed on 25 3 2022.
5. Muhammad Fawad Rasool, Rimsha Sarwar, Muhammad Subhan Arshad et al. Assessing the Frequency and Risk Factors Associated with Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) in Southern Punjab, Pakistan. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34803413/. Accessed on 25 3 2022.
6. Domenico Della Casa, Guido Missale, Renzo Cestari. GerdQ: Tool for the diagnosis and management of gastroesophageal reflux disease in primary care. https:// pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/ 20461953/. Accessed on 26 3 2022.
7. Nguyễn Duy Thắng. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nhà xuất bản Y học, 2019. Trang 40.
8. Nguyễn Văn Vinh. Nghiên cứu hình ảnh nội soi đường tiêu hóa trên và đặc điểm lâm sàng bệnh trào ngược dạ dày thực quản tại Bệnh viện quân y 121.
9. Halawani H, Banoon S. Prevalence and determinants of gastroesophageal reflux disease and the risk factors among adult patients attending Al-Iskan primary health care center in Makkah, 2020. Cureus. 2020;12(9):e10535. Accessed on 28 3 2022
10. Dent J, Armstrong D, Delaney B, Moayyedi P, Talley NJ, Vakil N. Symptom evaluation in reflux disease: workshop background, processes, terminology, recommendations, and discussion outputs. Gut 2004;53 Suppl 4:iv1-24. Accessed on 28 3 2022.