KHẢO SÁT NGUYÊN NHÂN, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN SUY ĐA TẠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH

Thị Trang Nguyễn 1, Thanh Bình Vũ 1,, Minh Dương Đỗ 2
1 Trường ĐH Y Dược Thái Bình
2 Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân suy đa tạng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Phương pháp: tiến cứu và hồi cứu, tự chứng. Kết quả: Trong 82 bệnh nhân suy đa tạng có tuổi trung bình là 59,4 ±12,5 tuổi. Nam chiếm 78% và nữ chiếm 22%. Số lượng tạng tổn thương ở mỗi bệnh nhân dao động từ 2 - 6 tạng, trong đó suy 4 tạng gặp tỷ lệ cao nhất (45,1%), suy 2 tạng chiểm tỉ lệ thấp nhất (8,5%). Một số biểu hiện lâm sàng tổn thương các tạng gặp với tỷ lệ cao nhất là: Hô hấp: khó thở (100%), thở nhanh (45,5%), thở máy (72,5%); Tim mạch: nhịp nhanh (88,57%); Thận: thiểu/vô niệu (59,8%). Một số biểu hiện cận lâm sàng: bệnh nhân nhiễm khuẩn: 70,7% tăng bạch cầu; 58,5% thâm nhiễm phổi trên Xquang; 44,6% cấy máu (+) và 23% cấy đờm (+). Phần lớn có bạch cầu tăng 13,69 ± 9,06 và thiếu máu nhẹ hồng cầu 3,92± 0,85; Hemogloin 113,9 ± 17,56. Phần lớn BN có nhiễm toan chuyển hóa pH 7,16 ± 0,21 và giảm oxy máu P/F: 208,49 ± 85,16; Creatinin máu tăng 245,17 ± 145,89mg/dL, tăng Billirubin TP 55,05 ± 72,57mg/dL và Lactate máu tăng cao 10,4 ± 6,91. Trong 4 nhóm nguyên nhân gây SĐT thì nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất (79,4%) và nguồn nhiễm khuẩn chủ yếu từ hô hấp và tiêu hóa. Kết luận: Suy đa tạng thường gặp ở các bệnh nhân lớn tuổi với tỉ lệ nam nhiều hơn nữ với tổn thương ở nhiều cơ quan có biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng đa dạng và nhiễm khuẩn vẫn là nguyên nhân hàng đầu chiếm tỷ lệ cao gây suy đa tạng, do đó cần phát hiện sớm, có biện pháp dự phòng và tích cực điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Thị Diễm Tuyết, Trần Minh Tuấn (2009). Đánh giá tác dụng của lọc máu liên tục trong điều trị suy đa tạng tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai, Tạp chí Y học thực hành,(688), 7/2009, tr. 84-87.
2. Abdin S.M., Elgendy S.M., Alyammahi S.K., et al. (2020). Tackling the cytokine storm in COVID-19, challenges and hopes. Life Sci, 257, 118054.
3. Nguyễn Đăng Tuân, Nguyễn Gia Bình (2008), Nhận xét kỹ thuật lọc máu liên tục qua 190 lần lọc máu tại khoa điều trị tích cực bệnh viện Bạch Mai, tạp chí Y học lâm sàng số 34, trang 51-56.
4. Payen D., Mateo J., Cavaillon J.M., et al. (2009). Impact of continuous venovenous hemofiltration on organ failure during the early phase of severe sepsis: A randomized controlled trial. Crit Care Med, 37(3), 803-810.
5. Nguyễn Gia Bình, Đặng Quốc Tuấn, Đỗ Quốc Huy và cs (2013). Nghiên cứu ứng dụng một số kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu, điều trị một số bệnh, Đề tài cấp nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Y tế, tr 93-100.
6. Ronco C., Tetta C., Mariano F., et al. (2003). Interpreting the Mechanisms of Continuous Renal Replacement Therapy in Sepsis: The Peak Concentration Hypothesis. Artif Organs, 27(9), 792-801.
7. Elizabeth B, Desanka D, Sanja D, Sebastiao A, Antonio, Renato G.G, Terzi (2001): “Multiple organ failure in septic patients”, Brazilian journal of infectious diseases, 5 (3): 1-8. Braz J Infect Dis, 5(3).
8. Hoàng Văn Quang (2011). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị suy đa tạng ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, Luận án Tiến sĩ y học, Trường đại học Y Hà Nội.